• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tập thể chiến sĩ cách mạng tại Ngục Kon Tum đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND

(Chinhphu.vn) - Sáng 25/9, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh (25/9/1930 - 25/9/2024), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (Anh hùng LLVTND) cho Tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Ngục Kon Tum.

25/09/2024 13:42
Tập thể chiến sĩ cách mạng tại Ngục Kon Tum đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND- Ảnh 1.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch Nước, đồng chí Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Ngục Kon Tum. Ảnh:VGP/Thái Yên

Nhà Ngục Kon Tum là nơi giam giữ tù chính trị được lập sớm nhất ở khu vực Tây Nguyên do thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1915-1917. Năm 1930, thực dân Pháp bắt đầu đưa tù nhân chính trị từ nơi khác về giam giữ tại đây với âm mưu thâm độc là vừa cách ly tù chính trị với phong trào cách mạng ở miền xuôi, đồng thời lợi dụng lam sơn chướng khí, lao động khổ sai, ăn uống kham khổ để giết dần, giết mòn người tù.

Tháng 6/1930, đồng chí Ngô Đức Đệ - một đảng viên bị bắt trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, là người tù chính trị đầu tiên được đưa từ nhà lao Vinh (Nghệ An) lên giam giữ tại đây. Từ tháng 12/1930 đến tháng 3/1931, số lượng tù chính trị đưa lên giam cầm tại nhà Ngục Kon Tum lên đến gần 300 người.

Tại đây, với tinh thần của người đảng viên Cộng sản, đồng chí Ngô Đức Đệ đã phát huy tinh thần cách mạng, sáng tạo vượt qua sự giám sát nghiêm ngặt của kẻ địch, tìm cách tuyên truyền gây dựng cơ sở cách mạng trong lòng địch, cảm hóa, giác ngộ tư tưởng cách mạng trong Huỳnh Đăng Thơ (Đội Thơ), Huỳnh Liễu (cai Liễu), Nguyễn Cừ (cai Cừ); huấn luyện, thử thách và thay mặt tổ chức lần lượt kết nạp các đồng chí trên vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cũng chính tại đây, 94 năm trước là nơi ra đời tổ chức Đảng sớm nhất ở Tây Nguyên. Vào cuối tháng 9/1930, các đảng viên đã thống nhất thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Nhà lao Kon Tum - với tên gọi là "Chi Bộ Binh" - là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại vùng đất Bắc Tây Nguyên. Sự ra đời của Chi bộ binh đánh dấu thời khắc "hạt giống" tư tưởng cách mạng của Đảng chính thức được "gieo trồng" trên quê hương Kon Tum - đặt nền móng cho sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Kon Tum.

Tập thể chiến sĩ cách mạng tại Ngục Kon Tum đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND- Ảnh 2.

Nhà lao Kon Tum năm 1930 - Ảnh tư liệu

Một trong những sự kiện lịch sử phản ánh tinh thần đấu tranh kiên cường của người tù cộng sản trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đó là cuộc đấu tranh Lưu huyết diễn ra vào ngày 12/12/1931.

Sau 6 tháng khổ sai thi công đường 14 đoạn từ Đăk Pao đến Đăk Pék (huyện Đăk Glei hiện nay) (từ tháng 12/1930 đến tháng 6/1931), đã có tới 150 trong số gần 300 tù chính trị bị chết, những người sống sót cũng chỉ còn là "da bọc xương với bệnh tật đầy người".

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các chiến sĩ Cộng sản trong nhà lao liên tục đấu tranh, kiên quyết phản đối, thà chết tại chỗ không đi làm đường nữa và đã bị cai ngục khủng bố dã man. Sáng ngày 12/12/1931, cai ngục đã xả súng vào những người tù chính trị, chỉ trong vài phút đã bắn chết 8 người, bắn bị thương 8 người trong số 40 người tham gia cuộc đấu tranh. Phản đối sự đàn áp tàn bạo trên, tù chính trị đã tổ chức cuộc đấu tranh tuyệt thực kéo dài 5 ngày (từ 12-16/12/1931).

Tuy cuộc đấu tranh bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, nhưng kết quả đạt được là rất vẻ vang, đã buộc địch phải thay đổi chế độ cai trị hà khắc và chấp nhận nhượng bộ theo yêu sách của tù chính trị đưa ra, từ bỏ việc bóc lột sức lao động của tù chính trị làm đường 14, hủy bỏ hoàn toàn nhà Ngục Kon Tum vào năm 1934.

Với giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn, ngày 16/11/1988, Bộ Văn hoá, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Di tích nhà Ngục Kon Tum là Di tích lịch sử Quốc gia; ngày 21/11/2022, Chủ tịch nước đã ban hành Quyết phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Ngục Kon Tum.

Thái Yên