• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tập trung phát triển hạ tầng logistics, cơ hội để Quảng Trị cất cánh

(Chinhphu.vn) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng, lưu lượng thông quan qua cửa khẩu Quốc tế La Lay tăng đột biến trong thời gian qua và nhu cầu trung chuyển hàng hóa từ tây sang đông ngày càng lớn chính là thời cơ để tỉnh Quảng Trị khai thác các lợi thế, tiềm năng của vị trí cửa ngõ đắc địa, trở thành trung tâm logistics ở khu vực miền Trung.

19/01/2024 14:56
Tập trung phát triển hạ tầng logistics, cơ hội để Quảng Trị cất cánh- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đi kiểm tra thực địa tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế La Lay

Cửa ngõ đắc địa

Tỉnh Quảng Trị có vị trí chiến lược là ngã ba quốc tế với các trục giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy như Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường 9 nằm trên Hành lang Đông-Tây (EWEC) thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS). Đây là tuyến đường xuyên Á lý tưởng nối Myanmar-Thái Lan-Lào đi qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các tỉnh miền Trung của Việt Nam một cách thuận lợi nhất. Hành lang Đông-Tây qua đường 9 nối liền lục địa Tây Nam Á rộng lớn với Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Ngoài ra, Hành lang Para-EWEC có chiều dài hơn 420 km kết nối ngắn nhất từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương đi qua các quốc gia Myanmar, Đông Bắc Thái Lan, Lào, Việt Nam (cửa khẩu quốc tế La Lay) và nối liền cảng nước sâu Mỹ Thủy (Quảng Trị) thông qua Quốc lộ 15D song song với Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) giúp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh và thúc đẩy liên kết vùng với các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.

Quảng Trị có đường bờ biển dài 75 km với ngư trường 8.400 km2 cùng tiềm năng lớn về dầu khí. Về hạ tầng cảng biển, hiện cảng Cửa Việt đang hoạt động; cảng Mỹ Thủy có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50.000-100.000 DWT nằm trong Khu Kinh tế Đông Nam đang được gấp rút đầu tư xây dựng để trở thành cảng biển trọng điểm khu vực miền Trung. Cùng với cụm cảng biển của Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, cảng Mỹ Thuỷ trong tương lai sẽ giúp hình thành cụm liên kết cảng biển, mở ra tuyến giao thương trọng yếu nối liền Việt Nam với các nước trong khu vực.

Những năm qua Quảng Trị đã nỗ lực phát huy ưu thế "vị trí cửa ngõ"-điểm tiếp nối đầu tiên qua lãnh thổ Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông-Tây để trở thành trung tâm logictics vùng, kết nối giao thương hàng hóa toàn Vùng ra khu vực, thế giới và ngược lại.

Tập trung phát triển hạ tầng logistics, cơ hội để Quảng Trị cất cánh- Ảnh 2.

Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Trị cơ bản là một tỉnh công nghiệp-dịch vụ mạnh về kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển. Ảnh: Cảng Cửa Việt

Hiện thực hóa những mục tiêu của Nghị quyết 26-NQ/TW, thời gian qua, Quảng Trị đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt quy hoạch tỉnh làm tiền đề kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm, đặc biệt là các trung tâm logistics và kho bãi trên địa bàn.

Cùng với việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, tỉnh cũng đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền hỗ trợ, ban hành cơ chế chính sách phù hợp để phát triển thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực và thế giới.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng chia sẻ, để hoàn thiện cơ chế pháp lý, tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào sớm quyết định mô hình hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tổ chức làm việc với các nước Lào và Thái Lan để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa tuyến vận tải hành khách cố định liên vận giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan (tuyến Muckdahan-Savanakhet-Densavan/Lao Bảo-Quốc lộ 9-Quốc lộ 1-Huế-Đà Nẵng); thiết lập quan hệ hợp tác với các tỉnh Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan để các doanh nghiệp vận tải hợp tác phát triển, đẩy nhanh việc triển khai xây dựng Đề án Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam)-Salavan (Lào)-Ubon Ratchathani (Thái Lan). 

Tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ xây dựng Đề án phát triển khu kinh tế-thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Densavan cũng như Khu kinh tế La Lay-La Lay giữa hai tỉnh Quảng Trị và Salavan.

Tận dụng lợi thế, quyết tâm cất cánh

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng cho biết, phát triển theo EWEC có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. 

Không chỉ tận dụng lợi thế cửa ngõ ra biển của Thái Lan và Lào, Quảng Trị đang tận dụng lợi thế của hành lang kinh tế này, với vai trò là con đường huyết mạch nối liền không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ) với khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn, là con đường ngắn nhất nối hai bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cũng như là cầu nối thị trường Trung Quốc với khu vực ASEAN. Hành lang pháp lý chung đang dần được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, thuận lợi, đơn giản hoá các thủ tục thông quan hàng hoá giữa các nước trong khối EWEC. 

Bên cạnh đó, tỉnh đang xây dựng các cơ chế, chính sách hấp dẫn nhà đầu tư, tập trung tháo gỡ những vướng mắc, "rào cản", tạo mọi điều kiện có thể cho nhà đầu tư, đẩy mạnh kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn đóng vai trò "Sếu đầu đàn" đến đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm phát triển EWEC xứng tầm với khu vực và quốc tế.

Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Trị cơ bản là một tỉnh công nghiệp-dịch vụ mạnh về kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển, nằm trong vị trí 30/63 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước về tốc độ tăng trưởng và thu nhập bình quân theo đầu người, trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm khá. 

Đến năm 2050, trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnh với cơ cấu chính là công nghiệp-dịch vụ và là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có vị thế ngày càng cao trong tham gia vào cầu nối hội nhập khu vực và quốc tế và là tỉnh có vai trò dẫn đầu trong thúc đẩy liên kết vùng, tạo nền tảng về logistics và luân chuyển hàng hoá cho các khu kinh tế trọng điểm lân cận.

"Nếu chúng ta cùng đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng để tháo gỡ các điểm nghẽn, sớm đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thì Quảng Trị có cơ hội mới, dư địa mới để bứt phá phát triển, hoàn thành các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 17 đã đề ra", Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng nhận định.

Phạm Mỹ Hạnh