• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tất cả vì mục tiêu xây dựng nền văn hóa của dân, vì dân

(Chinhphu.vn) - Sau 80 năm xây dựng, đến nay Đề cương Văn hóa vẫn còn để lại nguyên giá trị, được toàn Đảng, toàn dân kế thừa, phát huy, tất cả vì mục tiêu xây dựng nền văn hóa của nhân dân và vì nhân dân.

22/02/2023 08:10
Đề cương văn hóa: Tất cả vì mục tiêu xây dựng nền văn hóa của dân và vì dân - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội - Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cho biết Đề cương về Văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943 đến nay đã 80 năm, gần tròn một thế kỷ nhưng ý nghĩa lịch sử, tính thời sự vẫn còn nguyên giá trị. Tại sao lại như vậy? Bởi vì Đảng ta luôn đề cao và đặt văn hóa ở vị trí quan trọng và xác định vị trí, vai trò của văn hóa một cách cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó là sự xác định vai trò của nền văn hóa mới mà Đảng đã chủ trương xây dựng, dựa trên 3 nguyên tắc mà Đề cương đã đặt ra là dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa.

Trong 3 nguyên tắc nêu trên, yếu tố dân tộc luôn được đưa lên hàng đầu bởi với một dân tộc giàu truyền thống văn hóa như Việt Nam thì tính dân tộc phải được đề cao trên hết. Với xã hội hiện nay, giữ gìn bản sắc dân tộc chính là xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đó cũng là một cách nói như Đề cương đưa ra là tính dân tộc hay dân tộc hóa.

Đối với khoa học, Đề cương cũng chỉ rất rõ ràng vì một nền văn hóa mới nhất định phải là một nền văn hóa có yếu tố khoa học. Đó chính là một nền văn hóa tiên tiến, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Marx-Lenin, phép duy vật biện chứng với nhận thức đúng đắn về con người, tự nhiên và xã hội.

Về tính đại chúng, theo ông Nguyễn Viết Chức, "chúng ta bây giờ có thể gọi bằng những từ khác, nhưng về nguyên tắc thì sự nghiệp văn hóa là sự nghiệp của toàn dân. Làm văn hóa chính là để phục vụ toàn dân chứ không phải văn hóa của chúng ta phục vụ cho một số người, một cá nhân hay một nhóm người nào đó. Văn hóa là phục vụ toàn dân, phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân".

"Tất cả những ý nghĩa đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta luôn luôn đặt vấn đề văn hóa là của dân, do dân và vì dân. Đó là những tính chất, định hướng cơ bản nhất mà Đề cương Văn hóa đã xác định ngay từ năm 1943. Bởi thế chúng ta có thể nói quan điểm của Đảng về văn hóa đã xuyên suốt từ Đề cương Văn hóa cho đến hiện nay", ông Nguyễn Viết Chức khẳng định.

"3 nguyên tắc cơ bản (dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa) đã luôn luôn được kế thừa, phát huy trong mọi hoàn cảnh. Ngay cả khi chưa có chính quyền trong tay, chúng ta đã luôn xác định như vậy, và sau này, khi khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chúng ta lại tiếp tục kế thừa đường lối văn hóa đó. 

Cụ thể, trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta đã có kháng chiến hóa văn hóa, rồi văn hóa hóa kháng chiến… cũng kế thừa quan điểm, đường lối văn hóa của Đảng ta. Hay trong thời kỳ đổi mới, chúng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa là động lực, mục tiêu thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Đó chính là kế thừa tinh thần, quan điểm đặt văn hóa như một bộ phận cấu thành xã hội và văn hóa có một vị trí rất quan trọng trong xây dựng xã hội mới", ông Chức nhấn mạnh.

Nhờ sự kế thừa đó nên đường lối văn hóa của chúng ta đã giữ gìn và phát triển quan điểm về dân tộc hóa - gìn giữ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Thực tế đã chứng minh qua một loạt di sản văn hóa của Việt Nam được giữ gìn và phát huy giá trị, điển hình là các di tích được xếp hạng cấp quốc gia hay được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam đã được quảng bá rộng rãi trên trường quốc tế. Những kết quả hiện hữu này chính là quan điểm đúng đắn của Đảng về việc giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Văn hóa của chúng ta là nền văn hóa của nhân dân, sự nghiệp văn hóa là của toàn dân. Tiêu biểu như qua thiết chế văn hóa, từ nhà văn hóa đến các chương trình văn hóa đều nhằm mục tiêu là phục vụ toàn dân. Điều đó cho thấy tính kế thừa đã được biểu hiện qua các hoạt động văn hóa cũng như việc xây dựng phát triển văn hóa.
Ông Nguyễn Viết Chức

Thực tế cho thấy, trong 80 năm qua, tất cả các địa phương đều giữ gìn di sản văn hóa của mình. Nhà nước ta đã bỏ ra rất nhiều kinh phí và công sức để giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nhân dân thì cùng chung tay góp sức tu bổ, trùng tu, tôn tạo những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể... như dân ca quan họ Bắc Ninh, cồng chiêng Tây Nguyên, hát xoan ở Phú Thọ, nhã nhạc cung đình Huế…  Rõ ràng quan điểm đúng đắn của Đảng ta về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã đi vào cuộc sống một cách thực tế, hiệu quả.

Ngoài việc giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc, chúng ta cũng tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, qua đó thúc đẩy nền văn hóa Việt Nam phát triển cùng thời đại. Điều đó thể hiện rõ trong các lĩnh vực âm nhạc, hội họa… đã tiệm cận với trình độ văn hóa thế giới.

Sức mạnh của văn hóa được phát huy qua sức mạnh con người Việt Nam trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống. Xây dựng văn hóa phải xây dựng con người, phát triển văn hóa để phát triển con người và phát triển con người để phát triển văn hóa. 

Theo ông Nguyễn Viết Chức, con người Việt Nam hiện nay đã có nhiều tố chất được phát huy và mang giá trị văn hóa tốt đẹp như tính hòa đồng, thân thiện và nhân hậu. Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, nhân dân Việt Nam đã cùng nhau chia sẻ khó khăn. Trong khó khăn, hoạn nạn, nhân dân ta luôn thương yêu đùm bọc, "chia ngọt sẻ bùi", "thương người như thể thương thân"…  Ngoài ra, người Việt hiện nay ngày càng nâng tầm giá trị của mình hơn qua những sân chơi trí tuệ tầm vóc quốc tế mà nhiều đại diện của Việt Nam chiếm được những vị trí quan trọng…

Có thể khẳng định những giá trị của Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 đã được Nhà nước và nhân dân ta giữ gìn, phát huy một cách hiệu quả. Đây cũng chính là nền tảng để chúng ta phát triển trong giai đoạn tiếp theo với mục tiêu vừa giữ gìn văn hóa truyền thống vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

Thiện Tâm