• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tất tả làng nghề ngày tết

(Chinhphu.vn) – Để chuẩn bị cho thị trường tiêu dùng ngày tết, các làng nghề ven đô Hà Nội đang tăng cường sản xuất. Nhưng đâu đó vẫn có những nỗi lo để ổn định phát triển sản xuất lâu dài…

19/01/2012 15:21

Làng sản xuất hương (nhang) với ước mong thương hiệu

Dịp Tết mỗi ngày làng nghề sản xuất ra khoảng 300 vạn que hương - Ảnh Chinhphu.vn

Để cung ứng hương cho thị trường Tết đang đến gần, nhiều hộ làm nghề sản xuất hương xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đang phải tất bật làm ngày làm đêm.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng thôn Thượng cho biết, thôn có khoảng 20 hộ dân sản xuất hương. Trong dịp Tết mỗi ngày làng nghề sản xuất ra khoảng 300 vạn que hương. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hương của Văn Hoàng không chỉ ở Hà Nội mà còn nhiều tỉnh, thành phía Bắc như Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa…

Giá bán hương phụ thuộc vào chất lượng, loại rẻ nhất có giá 6.000 đồng/bó 100 que, loại trung bình có giá 11.000 – 12.000 đồng/bó 100 que, loại đắt nhất (hương thơm lâu và cháy bền) có giá 14.000 – 15.000 đồng/bó. Theo các hộ sản xuất, trong dịp Tết năm nay, mặc dù sản lượng hương tăng đột biến nhưng giá không cao hơn ngày thường vì chủ yếu các chủ hàng đã đặt hàng từ trước.

Nghề làm hương có mặt ở xã Văn Hoàng đã được khoảng 70 năm nay. Hiện toàn xã có khoảng trên 50 hộ sản xuất hương, tập trung ở ba thôn thuộc khu Văn Trai cũ là thôn Thượng, thôn Trung và thôn Hạ. Trước đây, các hộ dân chủ yếu sản xuất hương bằng phương pháp thủ công, năng suất hạn chế và gây bụi, ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, hầu hết các hộ đã mạnh dạn đầu tư máy làm hương, không chỉ giúp năng suất tăng mà mẫu mã và độ bền chắc của hương cũng được nâng cao.

Cho đến nay, các hộ sản xuất hương ở Văn Hoàng đã thiết lập được hệ thống cung cấp nguyên liệu dồi dào như tăm hương ở làng nghề Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa), keo dính ở Hải Phòng và một số tỉnh phía Nam, mùn cưa từ các làng nghề gỗ trên địa bàn… Cùng với đó là hệ thống phân phối ổn định, đảm bảo đầu ra cho sản xuất.

Nghề làm hương trở thành một trong những nghề tạo việc làm cho khá nhiều lao động trên địa bàn, trung bình 10 – 20 lao động/hộ sản xuất. Mức lương công nhân khoảng từ 2 – 2,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, còn tận dụng được lao động là người già, học sinh vào các công đoạn như sắp hương, đóng gói… Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất của các hộ làm nghề ở đây là xã Văn Hoàng chưa có thôn nào được công nhận làng nghề và chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm hương.

Ông Dương Văn Sỳ, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Văn Hoàng cho biết: Văn Hoàng là xã thuần nông, các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Nghề làm hương đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, giúp họ nâng cao thu nhập. Do đó, trong thời gian tới, xã sẽ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống để tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển sản xuất.

Làng Bánh đa nem rộn ràng ngày tết

Những phên bánh được phơi kín các đường làng, ngõ xóm - Ảnh Chinhphu.vn

Thời điểm này, đến làng nghề bánh đa nem truyền thống Ngự Câu, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, những phên bánh được phơi kín các đường làng, ngõ xóm. Không khí trong mỗi hộ sản xuất thêm rộn ràng vì những đơn hàng đầy ắp dịp cuối năm.

Đến thôn Ngự Câu thời điểm này, các xe máy, ô tô vào lấy hàng chạy tấp nập. Ông Nguyễn Danh Huyên, Trưởng thôn Ngự Câu cho biết, toàn thôn hiện có 40 hộ làm bánh đa nem, 40 hộ chuyên đi thu mua bánh từ các cơ sở làm nghề để phân phối. Trừ ba tháng mùa Hè thời tiết nóng, làng nghề trầm lắng, còn lại các tháng trong năm sản xuất tốt, nhất là dịp Tết Nguyên đán.

Ông Nguyễn Danh Luyến, xóm trại, thôn Ngự Câu cho biết, gần Tết nên đơn hàng nhiều hơn, các gia đình đều tăng công suất tráng bánh. “Bình thường nhà tôi chỉ làm khoảng 60 – 70kg gạo/ngày nhưng dịp Tết thì thấp nhất cũng phải 100kg/ngày (tương đương 20.000 chiếc bánh) mà không đủ bánh để xuất”.

Ưu thế nổi bật của bánh đa nem Ngự Câu là được làm hoàn toàn từ gạo nguyên chất, chỉ pha thêm chút muối trắng nên bánh có mùi vị thơm ngon tự nhiên. Hơn nữa dù thời tiết hanh khô, bánh vẫn giữ được độ dẻo dai, khi gói không bị vỡ vụn. Bí quyết để giữ cho bánh dẻo nằm ở tỉ lệ pha muối với bột cho hợp lí và giữ nhiệt độ nồi hơi tráng bánh ổn định ở  95 – 100 độ C.

Theo các hộ làm nghề, năm nay thời tiết thuận lợi, mưa ít, không hanh nên bánh đa nem giữ được độ mềm dẻo nhưng vẫn rất dai. Bánh đa nem Ngự Câu được bán chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Ngoài ra, còn được khách hàng chọn mua để làm quà, hoặc được xuất sang nước ngoài. Giá bán buôn tại làng hiện ở mức 13.000 đồng/tập (100 bánh), cao hơn ngày thường 2.000 – 2.500 đồng/tập. Theo ước tính, trong dịp Tết, trừ chi phí đi mỗi hộ cũng thu lãi được 400.000 – 500.000 đồng/ngày từ làm bánh.

Tuy có chất lượng cao nhưng hiện nay trăn trở của những người làm nghề ở Ngự Câu là khó mở rộng được sản xuất và chưa xây dựng được thương hiệu. Nguyên do là nghề làm bánh đa nem cần không gian rộng để phơi trong khi khó mở rộng diện tích sản xuất vì tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Hơn nữa, việc đầu tư máy sấy cũng khó khăn do kinh phí cao, 50 – 100 triệu đồng/chiếc tùy loại. Do đó, người dân phải tận dụng sân ngõ làm nơi phơi bánh và chưa huy động được tối đa công suất máy.

Làng cam Canh chờ Tết

Làng cam Canh năm nay bớt vui vì không được mùa - Ảnh Chinhphu.vn

Tin vui cho người trồng cam Canh xã Cao Viên là cuối năm 2011 xã đã được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp chứng nhận vùng sản xuất cam an toàn. Trong đó, sản phẩm cam Canh Cao Viên đã có lô gô, dán mã số, mã vạch và nhãn xuất xứ sản phẩm. Đây là cơ hội lớn cho cam Canh tiến sâu vào các siêu thị và từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng cao của Thủ đô.

Tuy nhiên, thời điểm này đến thăm vùng trồng cam Canh nổi tiếng xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, không khí không nhộn nhịp như những năm trước. Theo các hộ trồng cam, năm nay cam Canh mất mùa trong khi giá lại không tăng nhiều so với năm ngoái.

Chỉ còn chưa đầy chục ngày nữa là Tết Nguyên Đán, tuy nhiên ông Nguyễn Văn Truy, xóm Thượng Phúc, xã Cao Viên cho biết, năm nay cam mất mùa, sản lượng không đạt so với những năm trước. Nhà ông trồng 1 mẫu cam nhưng chỉ thu được khoảng 2 tấn, giảm hơn một nửa so với năm ngoái. Nguyên nhân là đợt mưa kéo dài trong tháng 4 – 5/2011 đúng vào thời điểm cam Canh ra quả non nên đã bị rụng hàng loạt.

Ông Đỗ Tiến, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Cao Viên cho biết, hiện tại xã Cao Viên cũng đã xây dựng quy hoạch vùng trồng cam Canh diện tích 50ha. Tuy nhiên, cây trồng này đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao, chăm sóc tỉ mỉ và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Chính vì vậy, trong thời gian tới, hợp tác xã sẽ mở các lớp nâng cao kỹ thuật chăm sóc cho bà con.

Đỗ Hương