• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tàu chở hàng siêu trọng Blue Marlin

Tàu Blue Marlin hạ thủy vào năm 1999, là con tàu chở hàng siêu trọng lớn nhất thế giới. Nó được đóng tại nhà máy Hyundai ở Hàn Quốc, tải trọng 110.000 tấn. Hiện công ty Dockwise của Hà Lan đang sở hữu Blue Marlin.

14/06/2012 14:58

 

  Một giàn khoan "siêu nặng" được tàu Blue Marlin cõng trên biển

Đợt vận chuyển hàng hóa lớn nhất của tàu là một chân đế giàn khoan, tàu chuyển trên đại dương quãng đường 16.000 dặm từ Triều Tiên tới Vịnh Mexico. Giàn khoan này giá 1 tỷ USD, nặng tới 60.000 tấn.

 Công suất tàu 4.500 kW, cấu tạo tàu đặc biệt, hai bên tàu có các đơn nguyên dạng mô đun. Khi chở hàng khổ lớn, các xích-đông tự động kéo ra chớm ngoài boong gần chục mét để mô đun trượt ra đó, lấy chỗ chở hàng cồng kềnh.

Chở nặng đã khó, xếp hàng lên càng khó hơn. Không có cần cẩu nào có thể nhấc hàng siêu trọng tải như giàn khoan, hoặc tàu ngầm lên Blue Marlin.

Phải thiết lập đường ray, dùng “mẹo” trượt “hàng” vào tàu.

Khi bơm nước vào tàu, sàn boong tàu có thể chìm xuống gần 20 mét.Từ đó người ta lựa đưa giàn khoan, hoặc kéo hàng siêu trọng vào sàn khi đang nửa chìm, nửa nổi. Sau khi bơm nước ra, tàu nổi lên cõng hàng, cách này được gọi là phương pháp float-on/float-off.

        Một ra đa nổi khổng lồ -loại X-ray của quân đội Mỹ được tàu Blue Marlin kéo trên đại dương về vị trí đặt

Vấn đề cân bằng cho tàu cũng là nan giải, nếu không có các máy móc điện tử giám sát, cảnh báo sớm.

Khi phát hiện lệch tải, có nhiều biện pháp khắc phục, trong đó có giải pháp bơm nước kịp thời vào các khoang để “dằn” các góc sao cho cân bằng. Từng góc khác nhau, lượng nước được bơm vào có thể không đều.

Tàu có các chân vịt phụ, khi cần thì hạ xuống nước để tăng tính quay trở, xoay tàu dễ dàng.

Chiều dài của Blue Marlin 173.00 mét, tàu rộng tối đa 40mét, diện tích không gian sàn tàu 132.00 x 40,00 mét, mớn tàu sâu 12.00 m.  Blue Marlin chạy tốc độ 15,5 knot (khoảng 28km/h).

Khách hàng truyền thống của tàu là các Hãng khoan dầu, có khi là Hải quân một số nước, cần chở tàu hỏng về căn cứ…

Điều thú vị là ông Richard SpilmanRick - một nhà văn, một kiến trúc sư hải quân thiết kế con tàu này. 

   Tàu Blue Marlin đang nổi dần  để  "chất tải" lên boong hàng siêu trọng

Trần Văn              

Theo Dailymail, naval-technology