Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Ảnh minh họa |
Công ty Evacuated Tube Transport Technologies (Công nghệ vận tải bằng đường ống - ET3) của Mỹ giải thích, do không ma sát trực tiếp với đường ray, chỉ còn ma sát giữa tàu và không khí, nên tàu đệm từ có khả năng di chuyển với tốc độ rất cao, ít tốn năng lượng, ít gây tiếng ồn. Dự án tàu đệm từ đã bắt đầu được triển khai thực nghiệm tại nhiều quốc gia như Đức, Nhật và Trung Quốc.
Đó là những con tàu có kích thước bằng xe hơi, chở khách và hành lý. Tàu di chuyển trong đường ống có đường kính 1,5m. Các đường ống được duy trì ở điều kiện gần chân không. ET3 sẽ tiến hành chế tạo một con tàu đệm từ siêu dẫn hoạt động trong một đường ống tròn chân không. Tàu tăng tốc bằng cách sử dụng các mô tơ điện tuyến tính cho đến khi đạt được tốc độ mong muốn. Các mô tơ này được tích hợp vào đường ống, do đó, con tàu hình “viên thuốc nhộng” bên trong sẽ di chuyển mà không cần đến các thành phần chuyển động - vật liệu siêu dẫn thụ động sẽ giúp con tàu "trôi" bên trong đường ống trong khi dòng điện xoáy phát sinh trong vật liệu truyền dẫn sẽ cho tàu lao đi.
Sau khi đạt tốc độ khoảng 6.500km/h, tàu sẽ trôi tự do trong phần còn lại của chuyến đi trong đường ống. Chạy trong môi trường chân không, lực ma sát giữa tàu và không khí cũng không còn. Tốc độ tàu sẽ phụ thuộc vào chiều dài hành trình bởi tàu cần thời gian để tăng tốc.
ET3 tin rằng tốc độ hợp lý cho hành trình ngắn hơn vào khoảng 600km/h.
Tàu được đưa vào hoặc ra khỏi đường ống thông qua các cửa thông khí tại trạm nghỉ, dọc theo tuyến đường. Tuy nhiên, sự rung lắc từ hệ thống giảm xóc của tàu sẽ làm giảm hiệu suất.
Kế hoạch của ET3 là sử dụng lại bằng sáng chế US Patent 5950543 (tàu đệm từ trong đường ống thông thường). Bằng sáng chế này được đăng ký từ năm 1999, công ty này đã nuôi hy vọng trở thành người tiên phong gây vốn và xây dựng mô hình vận tải nói trên.
Trong khi các đường ống được liên kết với nhau giống đường cao tốc, tàu thì tự động di chuyển dọc theo đường ống, vì vậy, các tuyến đường ngắn-dài sẽ cần những đường ống riêng để tránh tình trạng cản trở nhau.
Dẫu như thế nào thì nguồn tài chính cho cả tuyến dài như vậy là cực kỳ lớn, đòi hỏi nhiều nước cùng phối hợp. Việc này bị chi phối bởi nhiều vấn đề về pháp lý, chính trị… và sự quyết tâm của nhiều quốc gia.
Theo: Gizmag, Physorg, PopOrg