• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tàu đổ bộ Ấn Độ hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng

(Chinhphu.vn) - Sau hành trình kéo dài 40 ngày, module Vikram của tàu đổ bộ Chandrayaan-3 (Ấn Độ) đã đáp thành công xuống bề mặt Mặt Trăng vào lúc 17h45 ngày 23/8 theo giờ Ấn Độ (tức 19h15 cùng ngày theo giờ Việt Nam).

24/08/2023 09:51
Tàu đổ bộ Ấn Độ hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng - Ảnh 1.

Tàu đổ bộ Mặt trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ đến quỹ đạo Mặt Trăng vào ngày 5/8. Ảnh: ISRO

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) xác nhận tàu đổ bộ đã hạ cánh mềm thành công xuống bề mặt Mặt Trăng.

Thành công này đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới từng đưa tàu đáp xuống hành tinh này cùng với Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô trước đây.

"Đây là chiến thắng của Ấn Độ, là ngày lịch sử đối với lĩnh vực không gian của chúng ta", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói sau khi trực tiếp theo dõi việc hạ cánh. Thủ tướng Modi cho biết, sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng thành công sẽ tạo tiền đề và động lực lớn lao cho sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ tại nước này. Ông Modi hy vọng các công ty vũ trụ tư nhân của Ấn Độ có thể tăng thị phần trên thị trường quốc tế lên gấp 5 lần trong 10 năm tới.

Tàu đổ bộ Ấn Độ hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng - Ảnh 2.

Chandrayaan-3 đã chọn đáp xuống một khu vực tương đối bằng phẳng trên bề mặt Mặt Trăng - Ảnh: ISRO

Vikram đáp xuống cùng một robot nhỏ có tên gọi là Pragyan. Bộ đôi chạy bằng năng lượng Mặt Trời này sẽ khám phá bề mặt trong một ngày Mặt Trăng (bằng khoảng 14 ngày Trái đất), trước khi có thể cạn kiệt pin vào buổi đêm trên Mặt Trăng (cũng dài bằng 14 ngày Trái đất).

Tàu đổ bộ Ấn Độ hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng - Ảnh 3.

Tàu đổ bộ Vikram chụp ảnh bề mặt Mặt Trăng trong quá trình hạ cánh. Ảnh: ISRO

Vikram mang 4 bộ thiết bị khoa học, trong đó có đầu dò nhiệt với khả năng đâm sâu vào đất Mặt Trăng khoảng 10 cm và ghi nhận nhiệt độ của đất đá trong cả một ngày trên Mặt Trăng. Vikram cũng trang bị một bộ phản xạ ngược, dự kiến vẫn phát huy tác dụng rất lâu sau khi trạm đổ bộ này ngừng hoạt động. Trong khi đó, robot Pragyan mang theo máy quang phổ phát xạ laser (LIBS) và máy quang phổ tia X hạt Alpha (APXS) để nghiên cứu đất đá Mặt Trăng.

ISRO cho biết hệ thống liên lạc giữa tàu đổ bộ Vikram và Cơ sở kiểm soát sứ mệnh hiện đại (MOX) ở thủ phủ Bengaluru của bang Karnataka đã được thiết lập.

Tàu đổ bộ Ấn Độ hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng - Ảnh 4.

Người dân theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hạ cánh trên Mặt Trăng, bên trong khán phòng ở Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Trước đó, ngày 14/7, Ấn Độ phóng tàu Chandrayaan-3 từ trung tâm không gian chính tại bang Andhra Pradesh, miền Nam nước này. Tàu được phát triển với vốn đầu tư khoảng 75 triệu USD. Đây là sứ mệnh lớn đầu tiên kể từ khi chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi công bố các chính sách thúc đẩy đầu tư vào hoạt động chinh phục không gian do tư nhân thực hiện và những mô hình kinh doanh liên quan đến phát triển và phóng vệ tinh.

Năm 2019, ISRO đã phóng tàu thám hiểm Mặt trăng Chandrayaan-2 vào không gian nhưng sau đó bị mất liên lạc với tàu này trước ngày hạ cánh theo kế hoạch là 7/9/2019.