• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tàu ngầm giải cứu tàu ngầm

Các nước xây dựng đội tàu ngầm đều tính đến việc mua sắm, chế tạo thiết bị giải cứu tàu ngầm. Nó là một tàu ngầm mini, có đủ dụng cụ tìm kiếm cứu nạn cho tàu và thủy thủ trong những trường hợp nguy hiểm như mắc kẹt dưới đại dương, cháy nổ, thiếu dưỡng khí…

26/07/2013 16:54

Thiết bị cứu nạn ROV LR5 của Anh

Sau vụ nổ tàu ngầm hạt nhân Kursk lớp Oscar-II của Hải quân Nga tại biển Barents tháng 8/2000, lực lượng Hải quân thế giới chú ý đến loại thiết bị giải cứu ngầm có tên LR5 (ROV) của Anh.

ROV LR5 có 2 động cơ điện công suất 6kWW, được trang bị một hệ thống định vị vệ tinh, máy đo độ sâu, bộ thu theo dõi và 4 máy quay video. LR5 có 1 tay máy Slingsby và các loại kìm cắt dây cáp, gỡ lưới, máy cắt đĩa 305mm để phá dỡ kim loại, thậm chí phá vỏ tàu ngầm.

LR5 hoạt động được trong điều kiện sóng cao 5m, ở chiều sâu tối đa 500m.

LR5 có 3 thành viên, trong đó có lái tàu và chỉ huy điều hành hệ thống.

Điều phối viên cứu hộ trên con tàu mẹ theo dõi các hình ảnh từ các sonar và máy ảnh chi tiết con tàu bị nạn theo thời gian thực, triển khai các bước cứu hộ. Thông tin liên lạc bao gồm điện thoại 10kHz và 27kHz dưới nước. LR5 có 'khả năng nhồi nhét' 15 người bị nạn bên trong.

Thiết bị cứu nạn của Nga "Bester-1"

Trong năm 2011, Hải quân Nga đưa vào hoạt động một thiết bị cứu hộ, đạt độ sâu làm việc 6.270m, được trang bị sonar hiện đại, hệ thống định vị từ xa cũng như các động cơ điện cho phép nó tiếp cận tàu ngầm bị nạn.

Mới đây nhất, tháng 7/2013, Nhà máy đóng tàu Admiralty vừa hoàn thành thiết bị  cứu nạn tàu ngầm "Bester-1" cho Hải quân Nga. Tàu có năng lực mạnh hơn, nhờ động cơ đẩy hoàn toàn mới, một hệ thống dẫn đường nhằm đẩy nhanh quá tình giải cứu một tàu ngầm gặp nạn. 

“Bester-1" có động cơ đẩy phụ tăng tính linh hoạt khi lặn sâu dưới biển. Về lý thuyết "Bester-1" có thể chinh phục cả “Rãnh Mariana” có độ sâu 11 km ở Thái Bình Dương. "Bester-1" có thiết bị cắt cáp đường kính lớn bằng thủy lực, các cưa điện dưới nước, bàn tay máy gỡ lưới cuốn chân vịt tàu ngầm, thiết bị cấp ô-xy khẩn cấp cho tàu bị nạn… camera và các đèn cực mạnh của “Bester-1" cung cấp rõ cho các thành viên cứu nạn thực trạng tàu ngầm bị nạn.

 "Bester-1" có các buồng chống áp lực đáy sâu để sơ tán người từ tàu ngầm sang trong cơn hấp hối. Hệ thống này tiếp cận, áp sát tàu bị nạn được ở góc 45 độ. Năng lực cứu nạn của nó đạt độ sâu 700 mét. Tàu có thể cứu 22 người một lượt.

                             Trung Ninh (theoVPK. Naval-technology)