• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tây Ban Nha bị hạ 3 bậc tín nhiệm

(Chinhphu.vn) - Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã bất ngờ hạ 3 bậc tín nhiệm đối với Tây Ban Nha, nước đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ do cuộc khủng hoảng trong khu vực ngân hàng.

08/06/2012 15:21

Ngày 7/6, Fitch Ratings cho biết cơ quan này đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha từ A xuống BBB và đặt triển vọng kinh tế nước này trong tình trạng "tiêu cực".

Việc Fitch Ratings đánh tụt 3 bậc tín nhiệm của Tây Ban Nha xuống BBB, mức được coi là thấp nhất (chỉ trên mức "vỡ nợ" 2 bậc) so với đánh giá của các định chế đánh giá tín nhiệm quốc tế khác, gồm Moody's và S&P, có thể khiến nhiều nhà đầu tư trong nước buộc phải bán tháo nhiều bất động sản và một kịch bản như vậy có thể đẩy Tây Ban Nha rơi vào tình trạng giống Hy Lạp. Bên cạnh đó, quyết định của Fitch cũng phản ánh sự cần thiết hơn bao giờ hết phải tái cơ cấu và tái huy động vốn cho khu vực ngân hàng Tây Ban Nha, với số tiền ước tính khoảng 60-100 tỷ Euro.

Trước tình hình này, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố châu Âu sẵn sàng hành động nhằm đảm bảo ổn định tại Eurozone, đồng thời bà Merkel cho biết Đức luôn sẵn sàng hợp tác cùng với 16 nước thành viên Eurozone làm mọi việc cần thiết để giúp Tây Ban Nha thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay.

Chia sẻ lập trường này, người đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính Eurozone, ông Jean-Claude Juncker cũng tuyên bố Eurozone sẵn sàng trợ giúp các ngân hàng của Tây Ban Nha, nếu nước này yêu cầu.

Về phần mình, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cho biết ông sẽ đợi kết quả kiểm toán độc lập đối với hệ thống ngân hàng trước khi đàm phán với châu Âu về giải pháp tái huy động vốn cho ngân hàng gặp khó khăn.

Phương Anh