• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tây Nguyên - Đông Nam bộ: Rừng mất liên tục

"Trong 5 năm qua (2006 - 2010), diện tích rừng các tỉnh Tây nguyên - Đông Nam Bộ liên tục bị suy giảm với tổng diện tích 158.000ha, chiếm 31,6% diện tích rừng bị suy giảm trong toàn quốc". Đó là con số đáng báo động do Bộ NN&PTNT đưa ra trong Hội nghị "Thực trạng và giải pháp chủ yếu quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên - Đông Nam Bộ" được tổ chức mới đây tại Đắk Lắk.

27/10/2011 12:29

"Trong 5 năm qua (2006 - 2010), diện tích rừng các tỉnh Tây nguyên - Đông Nam Bộ liên tục bị suy giảm với tổng diện tích 158.000ha, chiếm 31,6% diện tích rừng bị suy giảm trong toàn quốc". Đó là con số đáng báo động do Bộ NN&PTNT đưa ra trong Hội nghị "Thực trạng và giải pháp chủ yếu quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên - Đông Nam Bộ" được tổ chức mới đây tại Đắk Lắk.

Mất rừng tràn lan

Trong số những diện tích rừng bị suy giảm của khu vực Tây Nguyên - Đông Nam Bộ, rừng bị mất chủ yếu do chuyển đổi mục đích để trồng cao su. Trong 5 năm qua, khu vực này đã chuyển đổi mục đích sử dụng 95.497ha rừng, chiếm 60,1% diện tích rừng bị suy giảm. Trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chuyển đổi mục đích sử dụng 79.194ha (bằng 45,8% của cả nước) và Đông Nam Bộ chuyển đổi 16.303ha. Mục đích chuyển đổi rừng trồng cao su của khu vực là 74.500ha và mục đích sử dụng khác (thủy điện, thủy lợi, trồng nương rẫy, khu công nghiệp…) là 20.500ha.

Theo quy định, việc chuyển đổi rừng sang mục đích sử dụng khác phải trồng rừng thay thế. Nhưng trên thực tế, hầu hết các dự án không thực hiện điều này. Sau khi giao dự án, nhiều địa phương buông lỏng quản lý để chủ rừng mặc sức chuyển đổi rừng tràn lan và không phục hồi lại rừng.

Trong khi đó, tình trạng khai thác rừng trái phép ở khu vực này trong 5 năm qua đã làm mất 9.700ha rừng (chiếm 6,1% diện tích rừng bị suy giảm), bình quân mỗi năm mất 2.000ha. Mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong những nguyên nhân suy giảm rừng nhưng cũng gây thiệt hại cho tài nguyên thiên nhiên và tạo ra sự bức xúc trong xã hội. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm nay, các tỉnh Tây nguyên - Đông Nam Bộ phát hiện 1.710 vụ phá rừng trái phép (chiếm 68,6% toàn quốc), làm thiệt hại 1.047ha rừng. Đối tượng phá rừng chủ yếu là do đồng bào dân tộc tại chỗ, dân di cư tự do và một số bộ phận người dân khác. Mục đích họ phá rừng là để lấy đất sản xuất, mua bán kiếm lời, đòi các dự án đền bù… Địa bàn bị phá rừng chủ yếu ở khu vực các doanh nghiệp được tỉnh giao, cho thuê đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp. Trọng điểm xảy ra ở các huyện Tuy Đức, Đắk Song (Đắk Nông), Đạ Huoai, Lạc Dương (Lâm Đồng), Krông Năng, Ea Súp, Ea H'leo (Đắk Lắk), Mang Yang, K'bang (Gia Lai)…

Xử lý nghiêm hành vi phá rừng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tấn cho rằng: "Ở những trọng điểm phá rừng nghiêm trọng, chính quyền địa phương chưa thực hiện hết trách nhiệm trong việc quản lý bảo vệ rừng, thiếu giải pháp đồng bộ và phó mặc cho kiểm lâm hoặc chủ rừng. Trong lúc đó, hầu hết các chủ rừng không đủ năng lực bảo vệ rừng, thiếu kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng. Những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước cho phép khảo sát, cấp phép nhiều dự án chuyển đổi rừng làm xuất hiện tâm lý sợ mất hết đất trong người dân địa phương nên họ tổ chức đông người phá rừng. Còn nhiều chủ dự án lại thiếu năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm bảo vệ rừng và để rừng rừng bị phá, bị xâm canh…".

Phá rừng ở Đắc Nông để trồng cao su

Để bảo vệ rừng, ông Đinh Văn Khiết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, đề xuất: "Dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc đến Tây nguyên phá rừng lấy đất rất nhiều, vì thế Chính phủ phải đầu tư cho những nơi dân đi chứ không phải đầu tư cho những nơi dân đến. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi dân đi sẽ góp phần giảm tải nạn dân di cư tự do". Còn ông Nguyễn Duy Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, lại cho rằng: "Hiện nay, việc xử lý các hành vi phá rừng của chúng ta chưa nghiêm, trong lúc lại có nhiều quy định chồng chéo nhau nên địa phương không biết xử lý theo hướng nào. Theo quy định, chẳng hạn việc khai thác gỗ trắc trên 5m3 mới bị xử lý hình sự, lâm tặc biết quy định đó nên không sợ gì cả và cứ thế khai thác dưới 5m3 dù có phạt hành chính." Ông Hải đề nghị, khi xử lý khai thác gỗ quý trái phép phải xử lý theo điều 189 Bộ luật Hình sự : Trị giá gỗ trên 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự. Mặc dù Tòa án Tối cao cho phép xử theo cách này, nhưng hiện nay Bộ NN&PTNT vẫn chưa đồng ý. Ông Nguyễn Đức Luyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, lại cho rằng: "Chúng ta cần phải tổng rà soát lại toàn bộ diện tích rừng để xác định rõ đã mất bao nhiêu và còn bao nhiêu để giữ. Bởi trên thực tế, nhiều nơi rừng không còn nữa nhưng trên giấy tờ vẫn có làm cho địa phương khó khăn trong việc xác định diện tích rừng bị phá. Bên cạnh đó, phải đẩy nhanh việc cổ phần hóa các Công ty lâm nghiệp vì hiện nay các Công ty này không đủ năng lực bảo vệ rừng."

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đề nghị các địa phương chủ động rà soát lại diện tích rừng hiện có, giao trách nhiệm cho các chủ rừng bảo vệ rừng và xử lý nghiêm các hành vi phá rừng. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ đề nghị Chính phủ ban hành lại quy định giấy phép lập xưởng cưa có điều kiện để quản lý việc chế biến, khai thác lâm sản. "Đối với những xưởng cưa gần rừng, yêu cầu các địa phương phải kiên quyết di dời ra khỏi rừng" - Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo.

Sẽ xử lý Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn

Trả lời báo chí bên lề Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết: "Tôi đã đọc những thông tin báo chí phản ánh tình trạng phá rừng ở Vườn Quốc gia Yok Đôn trong thời gian gần đây. Để xảy ra phá rừng liên tục như thế, chắc chắn có phần trách nhiệm lớn của Giám đốc và lãnh đạo Vườn Quốc gia Yok Đôn. Bộ đang xem xét việc xử lý kỷ luật Giám đốc cũng như lãnh đạo Vườn." Còn đối với Dự án Thủy điện 6 và 6A được xây dựng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Bộ trưởng nói rằng, Bộ NN&PTNT vẫn đang xem xét chứ chưa đưa ra quyết định có làm hay không. "Sau khi kiểm tra và lắng nghe ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, Bộ sẽ có kiến nghị chính thức gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Thủy điện 6 và 6A" -Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết.

Bài & ảnh: Văn Trần