• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tây Nguyên: Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đưa ra quan điểm phát triển vùng đất Tây Nguyên không chỉ là những hỗ trợ từ bên ngoài mà đồng bào các dân tộc cần được khuyến khích, được tạo cơ hội thuận lợi để phát huy tinh thần chủ động, tự lực, dựa trên điều kiện và nguồn lực hiện có.

16/11/2022 14:39
Tây Nguyên: Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực  - Ảnh 1.

Rừng và buôn làng là hồn cốt của Tây Nguyên - Ảnh minh họa

Suy nghĩ từ mô hình "Cà phê cảnh quan" Tây Nguyên

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ: Trong chuyến công tác đến một tỉnh Tây Nguyên vào tháng 9 vừa rồi, ông được giới thiệu loại trà cascara – trà từ vỏ cà phê với hương vị đặc trưng. Nếu như trước đây, vỏ cà phê từng được xem là phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp, thì bây giờ, nhờ vào sự tìm tòi, sáng tạo và công nghệ hiện đại, vỏ cà phê tiếp tục được tận dụng, tuần hoàn, chế biến thành thức uống hảo hạng, tốt cho sức khoẻ. Bắt đầu từ hạt, giá trị cà phê lan toả dần qua lớp vỏ và còn hơn thế nữa.

Không chỉ trĩu hạt, ngạt ngào hương thơm, những vườn cà phê giờ đây được hỗ trợ xây dựng cảnh quan theo hướng sinh thái, bền vững, kết hợp với du lịch. "Cà quê cảnh quan" là mô hình tích hợp đa giá trị, với ba tầng sinh thái hài hoà, luôn rộng cửa chào đón du khách tham quan. 

Trong đó, tầng cây cao gồm cây ăn trái, hồ tiêu, cây chắn gió, che nắng, hứng sương, giúp điều tiết nhiệt độ vườn. Tầng trung dành cho cây cà phê. Tầng thấp nhất là nuôi thảm thực vật. Thảm thực vật giúp hạn chế xói mòn, giữ ẩm, giảm thiểu nước bốc hơi, bổ sung hữu cơ cho đất và tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển, giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Trên thảm cỏ, quy trình canh tác không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, mà được thay bằng đạm cá, đậu nành, vỏ cà phê tự ủ,… để bón cho cây. Cách làm này không chỉ tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm thiểu nước tưới tiêu, mà còn gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường. Đối với tầng cao trồng các cây ăn trái, hồ tiêu cộng thêm thu nhập ngoài cà phê sẽ giúp các diện tích cà phê phát huy được đa giá trị".

"Những cách làm mới, mô hình hiệu quả như thế, có lẽ là một trong các gợi mở, giải pháp đáng tham khảo để các địa phương khu vực Tây Nguyên chủ động và linh hoạt thích ứng với những điểm nghẽn, trở ngại đang gặp phải. Nhất là trong bối cảnh môi trường suy thoái, tài nguyên đất đai bị ngược đãi vì lạm dụng hoá chất kích thích tăng trưởng, nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt, tình trạng khô hạn diễn biến thất thường,… đặt ra yêu cầu cấp thiết về tưới tiêu tiết kiệm nước, về canh tác tự nhiên, giữ đất, phục hồi độ màu mỡ, phì nhiêu của đất, chống sạt lở, sụt lún, về nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, bền vững", Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá.

Hướng tiếp cận này là sự cụ thể hoá quan điểm lãnh đạo phát triển vùng theo Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao".

Ba điểm mấu chốt để phát triển kinh tế - văn hóa Tây Nguyên

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cần chú trọng bồi đắp và phát triển không gian buôn làng – cồng chiêng; phát triển, bảo vệ rừng và phát triển cây ăn quả chủ lực.

Về các loại cây công nghiệp và cây ăn quả chủ lực, tiêu biểu như cà phê và sầu riêng, hội đủ điều kiện, yêu cầu "hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn gắn với các trung tâm chế biến" như nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đề ra.

Với cà phê, đôi khi đổi mới, chỉ đơn giản là trở về với điều đã tồn tại bấy lâu, với cách thức truyền thống, quen thuộc, là tìm lại hương vị nguyên bản. Với sầu riêng, là tin vui từ sự kiện xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, với bao cảm xúc lạc quan lan toả từ các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu, hợp tác xã, người dân gắn bó cùng 'vua' của các loại trái cây suốt bao năm qua.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin: "Để hành trình chính ngạch được tiếp nối dài lâu, cần sự tham gia tích cực, năng động, vì lợi ích chung, của mỗi nhân tố trong hệ sinh thái ngành hàng. Đắk Lắk hiện đang vận động Hiệp hội ngành hàng sầu riêng của tỉnh. Từ quy mô của địa phương, sẽ dần mở rộng ra khắp vùng Tây Nguyên, rồi tiến tới Hiệp hội ngành hàng sầu riêng của cả nước".

Tây Nguyên: Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực  - Ảnh 2.

Vị cà phê nguyên bản của Tây Nguyên có thể trở thành đặc sản độc đáo của vùng đất này - Ảnh minh họa

Với rừng, vùng Tây Nguyên vẫn chưa thoát khỏi nghịch lý trong bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng càng lớn, khó khăn dường như tăng lên gấp bội. Thực trạng cho thấy dù tỉ lệ che phủ vẫn được bảo đảm ổn định, nhưng chất lượng rừng bị giảm sút, gây suy giảm đa dạng sinh học. Nhu cầu ngày càng tăng về điện năng phục vụ sinh hoạt và sản xuất, tiếp tục đặt ra bài toán nan giải giữa tăng trưởng kinh tế và bảo tồn, phát triển bền vững. Mô hình nông nghiệp điện quang, vừa làm nông nghiệp tầng dưới, vừa chuyển hoá điện năng từ năng lượng mặt trời tầng trên sẽ là giải pháp vừa dung hoà, vừa tạo thêm đa tầng giá trị.

Bảo vệ, phát triển rừng, tăng trưởng bền vững kinh tế rừng là quan điểm nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh sự phân công, giao việc theo từng cấp, từ trên xuống dưới, cần thêm cách tiếp cận khác, chủ động hơn, mở rộng hơn, như mô hình "cộng đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên". Theo đó, chủ thể là đồng bào các dân tộc, là người nông dân, người gắn bó trực tiếp, là cộng đồng dân cư bản địa, có thể tham gia với cơ quan quản lý, để cùng chia sẻ về trách nhiệm và quyền lợi – được cải thiện sinh kế, đối với một diện tích có tài nguyên thiên nhiên, có rừng bao phủ.

Kết quả tích cực ban đầu đã được ghi nhận qua các mô hình thực tiễn tại một số địa phương miền núi và trung du Bắc Bộ thí điểm hợp tác phát triển dược liệu gắn với các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn việc gây tổn hại đến rừng. Đây là gợi ý cho các giải pháp ổn định dân cư, tạo thêm cơ hội việc làm tại chỗ cho người dân gắn bó với quê hương.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Tư duy giữ rừng cần có những định hướng khác, chứ không chỉ theo cách truyền thống, duy nhất là "thuê mướn" bảo vệ rừng với những đơn giá, định mức không đủ đáp ứng sinh kế căn bản như hiện nay".

Về không gian văn hoá gắn với buôn làng, cồng chiêng, các tổ chức thế giới đã rất tinh tế khi công nhận "không gian văn hoá cồng chiêng" là di sản văn hoá.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, bên cạnh nguồn lực hữu hình vốn luôn bị giới hạn, còn có những nguồn lực vô hình, như nguồn vốn văn hoá, nguồn vốn xã hội là vô giá và không có giới hạn. Vấn đề cấp thiết đặt ra ở đây là làm sao để gìn giữ và phát huy nguồn vốn văn hoá – xã hội tiềm tàng, vô hạn ấy, nhất là khi không gian buôn làng, văn hoá bản địa đặc trưng dường như ít nhiều bị mai một, bị xâm dụng, bị tổn hại trong thời gian gần đây?

Quan điểm tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực có thể được xem là một gợi mở cần lan toả. Không chỉ là những hỗ trợ từ bên ngoài, đôi khi chỉ mang tính thời điểm và thiếu sát thực, cộng đồng dân cư bản địa, đồng bào các dân tộc được khuyến khích, được tạo cơ hội thuận lợi để phát huy tinh thần chủ động, tự lực, dựa trên điều kiện và nguồn lực hiện có.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã tích cực trao đổi, khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào Tây Nguyên quan tâm đến việc gắn kết, hỗ trợ các hợp tác xã trong vùng hoạt động hiệu quả, chất lượng, bền vững.

Nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến rừng và buôn làng – hồn cốt của xứ sở, quê hương đại ngàn. Liên kết vùng giữa các địa phương khu vực Tây Nguyên cần bắt đầu từ sự gắn bó mật thiết, quyện hoà giữa rừng và buôn làng, giữa thiên nhiên và con người. Chính sự gắn kết giữa rừng và buôn làng luôn là nền tảng đưa các sản phẩm nông nghiệp Tây Nguyên từ các loại cây công nghiệp và cây ăn quả chủ lực đặc trưng, đặc sản vươn cao, đi xa.

Đỗ Hương