• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tên lửa chống tăng tính năng cao

Hiện nhiều nước vẫn đang quan tâm mở rộng vai trò truyền thống của vũ khí chống tăng, nâng cao tính đa dụng, đồng thời vẫn duy trì hiệu quả xuyên thép, chống các loại xe tăng, thiết giáp, công sự.

11/04/2013 15:01

Khẩu đội  Javelin gồm 2 người

Tên lửa chống tăng vác vai Javelin

Là loại tên lửa có điều khiển của Mỹ, sử dụng ống phóng vác vai, tầm bắn tối đa 2,5 km, trọng lượng 2,74 kg, chứa 0,6 kg thuốc nổ loại HE.

Tên lửa Javelin được lắp đặt hệ thống hồng ngoại, đầu tầm nhiệt với khả năng tự tìm và tấn công mặt trên của mục tiêu. Nó được trang bị một thiết bị làm lạnh bên trong để làm lạnh đầu tầm nhiệt nhằm tăng cường khả năng tìm mục tiêu, quá trình làm lạnh phải mất 20-30 giây trước khi tên lửa bắn. Javelin sau khi bắn khỏi ống phóng có ưu điểm sử dụng thiết bị hồng ngoại tự tìm mục tiêu.

Quỹ đạo đường đạn của Javelin hình cầu vồng/gián tiếp. Nó có khả năng xuyên thủng vỏ thép dày 0.6m, Điểm yếu của loại tên lửa này là tầm bắn chỉ có 2.5 km, vì vậy vị trí của xạ thủ sẽ nằm trong tầm của tất cả các hỏa lực của đối phương.  

 8 ống đạn tên lửa Cornet-EM đặt trên xe

Tên lửa chống tăng Cornet-EM

Là loại tên lửa chống tăng của Nga mới ra đời, tầm bắn và khả năng phá giáp được tăng lên. Cornet-EM còn được lắp đặt một hệ thống dẫn đường tự động, tác chiến trong thời tiết xấu và khi đối phương gây nhiễu vô tuyến.

Cornet-EM sử dụng chùm tia laser điều khiển đặc biệt. Cornet-EM có thể tấn công đồng thời 2 mục tiêu, đầu đạn nổ lõm chứa 7kg TNT có khả năng xuyên thép có độ dày đến 1.300mm, gấp đôi Javelin. Thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu là 7s, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 150-10.000m.

Cornet-EM  có thể tiêu diệt các xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ, xe bọc thép hạng nhẹ, lô cốt, công sự, hầm hào cũng như các mục tiêu mặt nước và trên không (máy bay không người lái, trực thăng, máy bay cường kích). Cornet-EM có khả năng vượt trội so với các tổ hợp tương tự 3-5 lần, và rất đơn giản trong sử dụng, bảo dưỡng.

Tổ hợp Cornet-EM Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet-EM gồm 1 xe chiến đấu với bệ phóng tự động và bàn điều khiển của trắc thủ, trang bị 16 tên lửa, trong đó 8 tên lửa luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Mô phỏng đạn  ALAS  khi ra khoải bệ phóng

Tên lửa chống tăng  tầm xa ALAS

Tên lửa chống tăng có điều khiển tầm xa ALAS do Serbia  chế tạo, là tên lửa đa năng, hạng nặng, dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như xe tăng, các sở chỉ huy, cơ sở công nghiệp, cũng như tàu xuồng nhỏ, trực thăng bay thấp, bộ binh. Để tiêu diệt lô cốt, công sự và các mục tiêu điểm khác, đầu đạn lõm được thay bằng đầu đạn nhiệt áp.

Trọng lượng ALAS là 55 kg, trọng lượng đầu đạn 10 kg, chiều dài 2.040 mm, đường kính 175 mm, sải cánh của cánh hình chữ thập  là 1.450 mm (gấp được).

Tên lửa ALAS sử dụng hệ dẫn lệnh, bao gồm đầu tự dẫn truyền hình-ảnh nhiệt với hình ảnh và lệnh điều khiển được truyền theo cáp sợi quang.

Tên lửa được trang bị 1 động cơ turbine phản lực tiểu hình ТММ-404 lực đẩy gần 40 kg (kết hợp với 1 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn). ALAS có tầm bắn đến 25 km ở tốc độ hành trình 180 m/s, có thể tăng tầm bắn tên lửa lên đến 60 km.

Sau khi phóng đi bằng động cơ khởi tốc, ALAS tiếp tục bay ở độ cao 300-500m (tùy thuộc bề mặt địa hình) bằng động cơ turbine phản lực 400N ТММ-40. Khi tên lửa bay đến khu vực mục tiêu, xạ thủ điều khiển bằng cần và màn hình.

                Kháng Văn (tổng hợp)