• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tên lửa diệt hạm số một thế giới

(Chinhphu.vn) – Tên lửa chống hạm của Nga hiện đang được trang bị cho các lực lượng hải quân Nga và Ấn Độ là vũ khí tiên tiến nhất đến thời điểm hiện nay.

15/03/2015 19:00


Tên lửa chống hạm của Nga không có đối thủ cạnh tranh- Sputniknews đưa tin.

Theo bài báo, những tên lửa chống hạm của Nga hiện đang được trang bị cho các lực lượng hải quân Nga và Ấn Độ là vũ khí tiên tiến nhất đến thời điểm hiện nay.

Loại tên lửa này vượt những sản phẩm tương tự của Mỹ, vốn được trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1977.

Với việc nhằm trọng tâm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh vào việc chuẩn bị và phát triển quân đội theo hướng các hoạt động trên mặt đất ở Trung Đông và Trung Á, phương Tây đã ngừng thiết kế và phát triển các loại  tên lửa chống hạm.

Trong khi đó, những tên lửa chống tàu của Nga và liên doanh Nga-Ấn (Brahmos) hiện đang được trang bị ở Nga và Ấn Độ, thuộc loại hiện đại nhất trong lớp các vũ khí chống tàu.

Tên lửa BrahMos được phát triển dựa theo thỏa thuận hợp tác quân sự ký năm 1998 giữa Nga và Ấn Độ, việc thử nghiệm tên lửa BrahMos đã tiến hành thành công lần đầu tiên vào năm 2001.

Phiên bản mặt đất và hải quân của loại tên lửa này đã được biên chế cho lực lượng lục quân và hải quân Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ đang hoàn thiện phiên bản phóng từ trên không của tên lửa BrahMos.

Phát triển dựa trên nền tảng tên lửa đối ham siêu thanh P-800 Oniks (Yankhont) của Nga, BrahMos có thể đạt tốc độ từ Mach 2,5-2,8 (Mach – tốc độ âm thanh) và tầm hoạt động đạt 280km. BrahMos có thể tiêu diệt mục tiêu với đầu nổ nặng 200kg.

Việc ngăn chặn loại tên lửa nhanh nhất thế giới này là rất khó khăn do tốc độ và các chế độ bay phức tạp của nó.

Hiện Nga và Ấn Độ đã bắt tay vào phát triển phiên bản thu gọn của dòng tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

Quá trình phát triển tên lửa mới sẽ hoàn thành và bắt đầu quy trình phóng thử nghiệm vào năm 2017.

Cùng với BrahMos phiên bản thu gọn, trong năm 2015, BrahMos Aerospace sẽ giới thiệu phiên bản trang bị trên máy bay của dòng tên lửa hành trình hạng nặng này. Đây sẽ là trang bị tiêu chuẩn của máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Hiện tại, tên lửa BrahMos dành cho không quân đã sẵn sàng và chỉ còn chờ máy bay Su-30MKI hoán cải phù hợp để mang nó. Dự kiến, quá trình thử nghiệm sẽ diễn ra vào năm 2016.