Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Tên lửa Vympel R-77M1 không đối không của Nga có cánh đuôi dạng "tổ ong" giúp quá trình bám mục tiêu linh hoạt |
Tên lửa tự dẫn đường có các bộ phận chính gồm: Đầu tự dẫn, bộ khuếch đại, cơ cấu lái tự động và động cơ. Thân tên lửa dạng hình trụ dài, đường kính nhỏ để giảm ma sát với không khí khi bay ở tốc độ cao và tăng tầm bắn; đuôi tên lửa là hệ thống đẩy bằng động cơ phản lực (thường sử dụng nhiên liệu rắn, còn loại có tầm bắn lớn dùng nhiên liệu lỏng).
Đầu tên lửa nhồi thuốc nổ mạnh; phần chóp đầu là cơ cấu tự dẫn gồm hệ tọa độ có chức năng thực hiện tìm kiếm, bắt, bám mục tiêu. Tại đây có thiết bị tính toán điện tử (xử lý thông tin nhận từ máy tọa độ rồi phát lệnh điều khiển tới máy lái tự động).
Máy lái tự động là một hệ chấp hành cơ-điện tinh vi, chỉnh góc cánh lái, đưa tên lửa tới mục tiêu.
TLTD có thể diệt mục tiêu trên không (máy bay), hoặc mặt biển (tàu chiến, tàu ngầm), mặt đất như trạm radar, sở chỉ huy, kho tàng…). Tầm hoạt động hiệu quả của tên lửa phụ thuộc vào các yếu tố: độ cao, tốc độ, vị trí và hướng bay của mục tiêu.
Ví dụ, TLTD không đối không Vympel R-77M1 của Nga có tầm hoạt động 175 km (vùng sát thương hiệu quả). Tuy nhiên, với các mục tiêu ở độ cao thấp, tầm hoạt động của TLTD này giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng 20-25km.
TLTD hiện đang được các cường quốc quân sự nghiên cứu phát triển, cải tiến nâng cấp với những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng hiệu suất tiêu diệt mục tiêu. TLTD hiện đại có tốc độ bay nhanh, tầm hoạt động lớn, có các thiết bị vi điện tử, vi xử lý và điều khiển nhiều chức năng, cho phép “phóng và quên” mà vẫn đảm bảo xác suất diệt mục tiêu cao.
Một số loại TLTD hiện đại đang được quân đội các nước sử dụng như: Mỹ có AIM-4 Phancon tự dẫn ra-đa (hồng ngoại), AIM-54 Phonix - tầm xa, ra-đa bán chủ động; AIM-120 AMRAAM - tầm trung, ra-đa chủ động; Nga có AA-1 Ankali AA-11 , AA-12, Ấn Độ có Bramos …
Văn Trưởng