• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thách thức của kế hoạch xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng

(Chinhphu.vn) - Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển các trung tâm dữ liệu vùng, tuy nhiên, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi xây dựng các trung tâm dữ liệu này.

30/09/2023 11:26
Thách thức của kế hoạch xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng - Ảnh 1.

Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển các trung tâm dữ liệu vùng, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

Tại Hội thảo Xây dựng trung tâm dữ liệu vùng do Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions), tổ chức tại Đắk Lắk mới đây, ông Lê Thành Công, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viettel Solutions chia sẻ, việc lựa chọn khu vực để xây dựng trung tâm dữ liệu vùng phải dựa trên 4 yếu tố.

Theo đó, vị trí chiến lược, đảm bảo sự thuận lợi về giao thông, logistics; đảm bảo về an toàn tự nhiên và an ninh lãnh thổ nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu; hạ tầng điện. Một trung tâm dữ liệu tiêu thụ lượng điện năng rất lớn, đòi hỏi hạ tầng điện phải ổn định, nguồn cung cấp đáng tin cậy và có hệ thống dự phòng. Thứ tư, nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế của khu vực.

Đặc biệt, theo chuyên gia này, sẽ rất khó để vận hành trung tâm dữ liệu trong tương lai và gây phát sinh chi phí nếu không sử dụng được nguồn nhân lực tại địa phương.

Với miền Trung–Tây Nguyên, Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions đánh giá, đây là khu vực có hạ tầng điện năng rất tốt, vị trí thuận lợi để liên thông với các thành phố lớn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã xây dựng hệ thống trạm cáp quang số lượng lớn, kết nối ở khu vực Bình Định, Đà Nẵng, tạo nên hạ tầng viễn thông đủ mạnh cho khu vực này.

Thách thức khi xây dựng trung tâm dữ liệu vùng

Tuy nhiên, ông Lê Thành Công cũng chỉ ra những thách thức khi xây dựng trung tâm dữ liệu vùng.

Thứ nhất, là mức đầu tư lớn. Xây dựng trung tâm dữ liệu vùng không chỉ là chi phí đầu tư ban đầu, mà còn bao gồm chi phí khi phải tiếp tục đầu tư về thể chế, chính sách, cơ chế thu hút doanh nghiệp, chi phí vận hành…

Thứ hai, vấn đề quản lý và tuân thủ, thể hiện qua việc xây dựng hành lang pháp lý, nhằm đảm bảo trung tâm dữ liệu hoạt động một cách đáng tin cậy và an toàn.

Thứ ba, mặc dù nhân sự là một yếu tố thuận lợi của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là một thách thức khi việc xây dựng trung tâm dữ liệu, vì đòi hỏi phải tìm kiếm và duy trì được nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao tại các khu vực xa trung tâm kinh tế.

Đặc biệt, với miền Trung-Tây Nguyên, vấn đề thu hút và giữ chân nhân tài chính là điều mà các nhà quản lý cần phải tìm phương án để phát triển trung tâm dữ liệu vùng tại đây.

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cũng đã trao đổi, chia sẻ các khó khăn vướng mắc và cùng tìm giải pháp cho kế hoạch mang tầm quốc gia này.

Trung tâm dữ liệu hay hạ tầng công nghệ thông tin tập trung, là nơi cung cấp khả năng tính toán và lưu trữ dữ liệu để phục vụ các ứng dụng và nhu cầu của người dùng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và công nghệ của một vùng, một quốc gia. Hiện nay, cùng với xu hướng chuyển đổi số quốc gia, việc xây dựng các Trung tâm dữ liệu vùng, quốc gia đang trở thành một phần quan trọng của sự phát triển kinh tế và công nghệ. 

‎HM