• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thách thức khi sản xuất điện địa nhiệt?

Điện địa nhiệt là loại năng lượng lấy từ nguồn nhiệt tự nhiên trong lòng đất, bằng cách khoan sâu xuống lòng đất, đưa nhiệt lên. Độ biến thiên địa nhiệt trong lỗ khoan ước tính “xuống sâu 36 mét, tăng 1 độ”.

23/04/2012 15:19

Nguồn nhiệt này được đưa lên mặt đất dưới dạng hơi nóng hoặc nước nóng. Nguồn nhiệt này có thể sử dụng trực tiếp để sấy nông sản, sưới ấm các căn hộ hoặc dùng để sản xuất điện năng. Khoảng 2% lượng nhiệt nằm ở lớp vỏ của trái đất, (tương ứng vào khoảng 840 tỉ W) cũng có thể đáp ứng nhu cầu của loài người trong một thời gian dài.

Indonesia có khoảng 500 ngọn núi lửa và có thể khai thác nguồn địa nhiệt khổng lồ này để phát điện. (Công nghệ lấy nhiệt từ núi lửa làm nóng nước…) Ước tính nguồn địa nhiệt của nước này có trữ lượng tới hơn 20.000Mw, chiếm khoảng 40% trữ lượng địa nhiệt trên toàn thế giới.. Tuy nhiên hiện nay sản lượng điện khai thác từ địa nhiệt mới chỉ là 800Mw. Mỹ đang là quốc gia đi đầu trong việc sản xuất địa nhiệt trong số 24 quốc gia có phát triển địa nhiệt.

Hiện nay có 3 loại sơ đồ sản xuất điện sử dụng nguồn địa nhiệt. Trong sơ đồ trực tiếp, hơi nóng thổi trực tiếp và tuốc bin, làm quay máy phát để sinh ra điện. Đây là kiểu nhà máy điện địa nhiệt lâu đời nhất, lần đầu tiên được xây dựng ở Italia năm 1904.

Trong sơ đồ gián tiếp, hơi nước địa nhiệt được làm tăng độ nóng lên trên 182độ C. Hơi nước được dồn vào buồng bay hơi để giảm áp lực, do vậy một phần dung dịch được biến thành hơi nước. Hơi nước sẽ làm quay tuốc bin. Còn dư chất lỏng, nó có thể được đưa vào bình bay hơi để tăng thêm công suất.

Trong sơ đồ hỗn hợp, sử dụng nước nóng có nhiệt độ thấp hơn 200 độC, là nguồn nước nóng dồi dào nhất trong đa số các vùng địa nhiệt. Nước nóng địa nhiệt và chất lỏng thứ cấp có nhiệt độ sôi thấp hơn được đưa qua buồng trao đổi nhiệt. Nhiệt năng của nước địa nhiệt làm chất lỏng thứ cấp bốc hơi và hơi nước sẽ làm quay tuốc bin. Đây là hệ thống khép kín nên không có chất thải.

Phát triển nguồn năng lượng này gặp thách thức là, đòi hỏi những công nghệ hiện đại cùng với nguồn vốn đầu tư là rất lớn. Ước tính, chi phí tới 2,5 triệu euro cho 1Mw, theo thiết kế. Do phải khoan sâu, rủi ro về tài chính khá cao. (Điện gió, ước tính 1,3 triệu USD cho 1Mw. Nhiệt điện, tính bình quân chi phí cho 1 Mw khoảng 1 triệu USD, với thuỷ điện còn lớn hơn).

Cách đây chưa lâu, nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên của Việt Nam được Tập đoàn Tài chính SVA xây dựng tại Đakrông – Quảng Trị với công suất 25 MW. Financial Group đầu tư xây dựng trên diện tích đất dự kiến là 10ha. Tổng số vốn SVA Financial Group sẽ đầu tư cho dự án Đakrông, Quảng Trị là 947,146 tỷ đồng.

Những rủi ro khác về môi trường như đưa khí độc, chất độc lên mặt đất, tạo biến dạng địa chất… có thể không lớn lắm. Nhưng khai thác địa nhiệt cũng tiềm ẩn những rủi ro. Đặc biệt, kỹ thuật xử lý địa chất khá phức tạp để tìm kiếm đúng vùng tập trung địa nhiệt thì việc khai thác địa nhiệt mới hiệu quả. Trong trường hợp xấu nhất, nước nóng với áp lực cao có thể cuốn phăng dàn khoan như đã từng xảy ra năm 1999, tạo thành một hố sâu rộng tới 30 mét. Mặt khác, nước nóng ở độ sâu dưới lòng đất thường có chứa a-xít clohydric có thể phá hủy các kết cấu bằng thép. Ngoài ra, nếu khoan thủng tới tầng mác-ma thì chưa có công nghệ sử dụng và chế ngự nó và sẽ phải chuyển sang lỗ khoan khác.

TH/Nguồn: Mhppc.evn.com