• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thách thức lớn nhất của ông Barack Obama

(Chinhphu.vn) - Đẩy lùi "thảm họa" kinh tế tiềm tàng sẽ là mối ưu tiên hàng đầu đối với người vừa tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2 vào đêm 6/11.

08/11/2012 09:10

Nếu Tổng thống Obama không thể chấm dứt thế bế tắc tài chính của Washington thì nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ trở thành quãng thời gian gắn liền với sự bất bình của người dân.

Mệt mỏi sau khi cuộc đua tranh chức tổng thống kết thúc và chiến thắng đã được khẳng định, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ dễ dàng được người dân thông cảm nếu ông muốn được "nghỉ xả hơi". Tuy nhiên, thay vì làm điều đó, ông Obama sẽ phải gạt sang một bên những ý nghĩ như vậy bởi ông đang cố gắng kéo Mỹ thoát khỏi "vực thẳm tài chính".

Đẩy lùi thảm họa kinh tế tiềm tàng sẽ là mối ưu tiên hàng đầu đối với người vừa tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2 vào đêm 6/11, song vẫn phải đối mặt với một Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Nhà phân tích James M. Lindsay thuộc Ủy ban Đối ngoại Mỹ nói: "Thách thức lớn nhất mà Tổng thống Obama phải đối mặt trong thời gian tới là vấn đề giới hạn thâm hụt ngân sách và tình hình tài chính của Mỹ. Nếu ông không thể tìm ra cách để giúp Mỹ trả hết nợ, các hậu quả trong dài hạn đối với Mỹ sẽ vô cùng lớn và nghiêm trọng".

Theo các nhà phân tích, chiến thắng của Tổng thống Barack Obama không chỉ đồng nghĩa với việc các kế  hoạch và mục tiêu kinh tế của ông sẽ được tiếp tục, mà còn trở thành động lực tiếp sức cho ông trong các cuộc đối đầu với những người không cùng quan điểm.

Tổng thống Obama sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách đánh thuế cao đối với người giàu, nhằm mục đích giảm "núi" nợ công mà Mỹ đang gánh chịu, đồng thời nhằm tìm kiếm nguồn ngân sách cho các chương trình ông muốn thực hiện.

Trong những tháng tới, ông cũng sẽ nỗ lực thuyết phục Quốc hội thông qua một thỏa thuận quan trọng tìm cách giảm thâm hụt tài chính, sau đó sẽ lần lượt giải quyết các vấn đề nổi cộm như nhập cư, cải cách thuế và nhiều vấn đề khác.

Tuy nhiên, "kỳ trăng mật" không bao giờ quay trở lại và những người Cộng hòa cũng sẽ không lùi bước. Và nếu Tổng thống Obama không thể chấm dứt thế bế tắc tài chính của Washington thì nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ trở thành quãng thời gian gắn liền với sự bất bình của người dân.

Tổng thống Obama chiến thắng trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái đã hủy hoại nặng nề tinh thần quốc gia. Ông là vị Tổng thống tái đắc cử với tỷ lệ thất nghiệp 7,9% - cao nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ sau cuộc Đại suy thoái trong những năm 30 thế kỷ trước. Ông đã chiến thắng, bất chấp việc cử tri cho rằng đối thủ của ông Mitt Romney mới là sự lựa chọn tốt hơn để chấm dứt tình trạng tài chính trì trệ của Washington.

Nguyên nhân dẫn tới chiến thắng này là bởi các cử tri hoàn toàn tin rằng chính ông Obama, chứ không phải Romney mới là người hiểu được các lo ngại của họ về vấn đề học phí, hóa đơn bảo hiểm và nhiều vấn đề đau đầu khác.

Theo các kết quả sau bầu cử, cử tri cho rằng Tổng thống Obama là người đại diện cho tầng lớp lao động nghèo và trung lưu, trong khi đối thủ của ông - Mitt Romney - lại nghiêng về phía những người giàu có.

Trước ngày bầu cử, ông Obama nói: "Nếu tái đắc cử, tôi cam kết sẽ thực hiện các chính sách theo một cách cân bằng". Sự "cân bằng" mà ông nhắc tới là giải quyết các vấn đề ngân sách bằng việc tăng thuế thay vì chỉ cắt giảm chi tiêu. Tổng thống Obama tỏ ra cứng rắn khi khẳng định ông sẽ không chấp nhận gia hạn luật cắt giảm thuế đối với các cá nhân có thu nhập trên 200.000 USD và các cặp vợ chồng có thu nhập trên 250.000 USD - bắt đầu có hiệu lực thời người tiền nhiệm George Bush./.

 Mai Linh