• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thái Bình cần tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn nông thôn mới

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị tỉnh Thái Bình tiếp tục nâng cao hơn các tiêu chuẩn của các tiêu chí nông thôn mới, vì sự thịnh vượng của nhân dân và cũng là sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

12/08/2015 18:16

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm cánh đồng 6 sào trồng bí xanh của bà Ngô Thị Loan ở xã Quỳnh Hải, cho doanh thu 50 triệu đồng/sào/năm. Ảnh: VGP/Thành Chung

Ngày 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã đi thị sát việc thực hiện chương trình tại Thái Bình và làm việc với lãnh đạo tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững.

Thăm vùng trồng màu của xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, Phó Thủ tướng vui mừng khi thấy đời sống của nông dân khấm khá nhờ chuyển đổi hiệu quả cơ cấu giống cây trồng, góp phần thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới trở nên thực chất.

Mặc dù nghề trồng lúa vẫn còn là chủ đạo (đất trồng lúa chiếm khoảng 80% diện tích đất canh tác) nhưng hiện nay, thu nhập bình quân của xã Quỳnh  Hải là gần 34 triệu đồng/người/năm, mức khá cao so với mức bình quân của các xã vùng đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện là 2,9%.

Lãnh đạo xã Quỳnh Hải, chính quyền cơ sở đã vận động nhân dân tạo ra vùng hàng hóa nông sản tập trung với phương thức sản xuất cây rau màu phục vụ thị trường như cần tây, ớt kim, bí xanh, hành lá,... Thu nhập bình quân từ trồng màu của nông dân đạt khoảng 500-600 triệu đồng/ha/năm, cao hơn mức bình quân của cả nước là 120 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt có cánh đồng màu ở Quỳnh Hải cho giá trị tới 1 tỷ đồng/ha/năm.

Bên cạnh lợi thế về đất đai, lãnh đạo xã Quỳnh Hải cũng cho biết người dân nơi đây còn có truyền thống về sản xuất, kinh doanh và thích ứng với kinh tế thị trường. “Toàn xã hiện có 3.000 lao động liên tục trong rất nhiều năm qua, sáng đi chợ buôn bán, chiều lại vác cuốc ra đồng. Người dân mua con giống “tận gốc”, mang về trồng cấy rồi bán sản phẩm “tận ngọn” cho các nhà máy, xí nghiệp có đông công nhân nên mang lại lợi nhuận cao”, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hải nói.

Nhờ phát triển tốt sản xuất nông nghiệp nên thu nhập của người dân xã Quỳnh Hải tăng lên, đóng góp rất lớn cho việc xây dựng nông thôn mới. Trong tổng số 47 tỷ đồng nguồn vốn thực hiện chương trình thì người dân đóng góp tiền và ngày công lao động tới 19 tỷ đồng (chiếm khoảng 40%).

Hiện nay, xã Quỳnh Hải đã hoàn thành 17/19 tiêu chí. Còn 2 tiêu chí chưa hoàn thành (giao thông và văn hóa,) dự kiến cũng sẽ được hoàn thành vào tháng 11/2015.

Trên toàn tỉnh Thái Bình, hiện nay đã có 85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó yếu tố phát triển sản xuất được chính quyền tỉnh và cơ sở quan tâm thực hiện.

Theo ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ở địa phương này đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa doanh nghiệp và nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Bình cũng hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn với 143 cánh đồng mẫu rộng 6.072 ha, trong đó có gần 5.000 ha có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.

Theo ông Diên, cuối năm nay tỉnh Thái Bình sẽ có thêm 80 xã và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 165 xã, chiếm 62,7% tổng số xã trên toàn tỉnh (trong khi chỉ tiêu của Trung ương là mỗi tỉnh phải có 20% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới). Dự kiến toàn tỉnh sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới trước năm 2020.

Xây dựng nông thôn mới thành công ở Thái Bình cũng gắn liền với thành quả của công tác giảm nghèo. Sau 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 8,5% xuống còn 3,32%. Dự kiến hết năm nay tỷ lệ này chỉ còn 2,5%. Chính sách bảo hiểm y tế được chính quyền tỉnh Thái Bình hỗ trợ cho các hộ nghèo tham gia, góp phần nâng cao chất lượng an sinh xã hội trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Bình. Ảnh:VGP/Thành Chung

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những kết quả xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái bình đã đạt được trong thời gian qua, khẳng định Chương trình đã đi vào thực chất, người dân Thái Bình đã trở thành chủ thể và quyết định sự thành công của xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, khi đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị tỉnh tiếp tục nâng cao hơn các tiêu chuẩn của các tiêu chí nông thôn mới, vì sự thịnh vượng của nhân dân và cũng là sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng đề nghị tỉnh quan tâm nhân rộng hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý địa phương cần tiếp tục có những chính sách “giữ lửa” cho phong trào xây dựng nông thôn mới nhưng không ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân.

Về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương về thu ngân sách Nhà nước trong bối cảnh Thái Bình còn là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. 

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu nguồn vốn, cơ chế để hỗ trợ Thái Bình và một số địa phương lân cận phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

Thành Chung