• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thái Bình, Đồng Nai, Nghệ An: Quan tâm xử lý ô nhiễm môi trường

* Để giải quyết vấn đề bức xúc của nhân dân về tình trạng ô nhiễm môi trường rác thải, tỉnh Thái Bình đã nhất trí cao về chủ trương đầu tư xây dựng thêm một nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ mới tại thành phố Thái Bình. Tỉnh cho rằng đây là dự án mang tính xã hội hóa cao về bảo vệ môi trường nên cần thiết phải làm; đồng thời yêu cầu UBND tỉnh, các Sở, ngành và UBND thành phố Thái Bình tích cực triển khai, để sớm đưa dự án vào thực hiện. Tuy nhiên, tỉnh cũng lưu ý chủ đầu tư phải sử dụng loại công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp, xử lý triệt để rác thải sinh hoạt không gây ảnh hưởng môi trường. Đồng thời phải tính toán về hiệu quả xử lý lâu dài, phối hợp các nhà máy khác hiện có trên địa bàn thành phố Thái Bình để sao cho đủ năng lực đáp ứng xử lý rác không chỉ ở thành phố Thái Bình mà còn phải tính tới xử lý ra quy mô toàn tỉnh sau này.

17/02/2012 14:24
Dự án nhà máy xử lý rác thải mới này sẽ được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích 22 ha tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình do Công ty CP Môi trường xanh Thái Bình làm chủ đầu tư. Quy mô dự án có công suất xử lý lượng chất thải sinh hoạt từ 250 - 300 tấn/ngày với tổng vốn đầu tư trên 417 tỷ đồng. Chủ đầu tư nhà máy lựa chọn công nghệ làm phân Compost theo mô hình Tâm Sinh Nghĩa xử lý chất thải rắn sinh hoạt đặt trên nền tảng tiêu chí 3T (Tái sinh mùn hữu cơ trả lại cho đất canh tác; tách lọc rác làm phân vi sinh, sản xuất hỗn hợp nhựa dẻo tái chế và tránh chôn lấp. Thời gian thực hiện xây dựng nhà máy trong 18 tháng kể từ ngày được tỉnh cấp phép đầu tư.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, đây là công nghệ mới, hiện đại đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ưu điểm của công nghệ này là có thể áp dụng 100% công nghệ trong nước, có chi phí đầu tư và chi phí vận hành vừa phải, không đòi hỏi quá nhiều diện tích sử dụng đất. Đặc biệt là hiệu quả xử lý rác tương đối cao, lên tới trên 90% lượng rác thải, ít gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, sử dụng phương pháp này còn tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp.
* Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 13 khu công nghiệp (KCN) đã hoàn thành việc xây dựng Trạm trung chuyển chất thải rắn (CTR), 1 KCN đang xây dựng trạm Trung chuyển CTR, 4 KCN đang thực hiện các thủ tục triển khai xây dựng Trạm trung chuyển CTR. Các KCN còn lại do có ít doanh nghiệp hoạt động nên tạm thời chưa triển khai thực hiện việc xây dựng Trạm trung chuyển.
Theo Ban Quản lý các KCN, đến thời điểm hiện nay hầu hết các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã và đang xây dựng Trạm trung chuyển CTR. Tuy nhiên, các KCN đang gặp vuớng mắc trong việc thu gom CTR. Nguyên nhân là do các công ty kinh doanh hạ tầng KCN chưa rõ các thủ tục thực hiện làm đại lý và các quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên dù có nhiều KCN đã xây dựng xong Trạm trung chuyển CTR nhưng vẫn chưa thể thu gom CTR của các doanh nghiệp trong KCN. Trước thực trạng trên, Ban Quản lý các KCN đã đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn cụ thể về quy trình và thủ tục làm đại lý cho các đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo đúng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT để các công ty thực hiện việc thu gom, lưu trữ và xử lý CTR, chất thải nguy hại theo đúng quy định; đồng thời kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các công ty kinh doanh hạ tầng KCN chưa triển khai xây dựng Trạm trung chuyển CTR khẩn trương triển khai xây dựng, hoàn tất khu thu gom, lưu trữ CTR theo quy định.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng vừa thông qua quy hoạch Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại tại xã Bàu Cạn (huyện Long Thành), xây dựng trên diện tích hơn 94 ha, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Long Thành và Nhơn Trạch và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại trên địa bàn tỉnh. Thời gian vận hành và đóng cửa khu xử lý khoảng 50 năm. Đối với chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng các công nghệ: tái chế, tái sử dụng, chế biến phân hữu cơ, chế biến thành nhiên liệu đối… phải đạt trên 85%. Tỷ lệ chất thải rắn còn lại phải chôn lấp không vượt quá 15%; trong đó, dự kiến xử lý rác sinh hoạt đạt 450 tấn/ngày, rác công nghiệp thông thường 160 tấn/ngày. Đối với rác công nghiệp nguy hại, xử lý đạt 100 tấn/ngày.
* Theo bà Nguyễn Thị Tiến – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An: Tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ xử lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải, rác thải từ dân cư, các cơ sở chế biến trước khi đổ ra các cửa sông chính. Để làm được điều đó, các địa phương vùng ven biển phải nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các bến cảng và khuyến khích đánh bắt hải sản xa bờ. Đồng thời phải có quy hoạch nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và có giải pháp quy hoạch khu dân cư mới ở các xã ven biển, thực hiện kế hoạch giãn dân từng bước giảm mật độ dân cư. Xây dựng chương trình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch cho cộng đồng dân cư. Bảo vệ rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Các địa phương vùng ven biển cần triển khai các dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng bãi xử lý rác thải tập trung; tuyên truyền cho các hộ dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Tỉnh duy trì thường xuyên các hoạt động quần chúng bảo vệ môi trường như Tuần lễ nước sạch môi trường, ngày môi trường thế giới 5-6, ngày đa dạng sinh học nhằm tiến đến xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trong nhân dân.
Nhiều năm nay người dân xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu; xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu; phường Nghi Hải thị xã Cửa Lò bức xúc vì hai bên bờ kè lên xuống và nơi neo đậu tàu thuyền của các cảng cá bị ô nhiễm nặng do nguồn nước thải từ các cơ sở chế biến hải sản cùng rác thải sinh hoạt của người dân địa phương đổ trực tiếp ra sông. Mùa nắng, các loại tạp chất này gây mùi rất khó chịu, còn mùa mưa thì theo dòng nước trôi dạt vào tận từng hộ gia đình. Không những thế, nước thải chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra sông, hồ, lạch từ các nhà máy, các làng nghề, khu sản xuất chế biến thủy hải sản tập trung làm ô nhiễm nguồn nước, chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng làm ô nhiễm đất và nguồn nước mặt. Vào mùa cao điểm nắng nóng, người dân vùng ven biển phải đi mua nước sạch về dùng cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, vấn đề vệ sinh môi trường ở các khu dân cư ven biển cũng đang là vấn đề lo ngại. Phần lớn các hộ dân vùng ven biển không có nhà vệ sinh, do vậy chất phế thải trong gia đình đều chọn bờ biển làm nơi xử lý. Bờ biển, cùng có thể trở thành nhà vệ sinh bất đắc dĩ.
Thanh Phú, Lê Hiền, Bích Huệ