• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thái Lan đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo

(Chinhphu.vn) - Nhằm "giải tỏa" bớt lượng gạo lưu trữ trong kho và hỗ trợ giá gạo trong nước, Thái lan đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến kế hoạch xuất khẩu 2 triệu tấn gạo tại 10 nước.

23/03/2010 16:52

Thái Lan đang xúc tiến xuất khẩu 2 triệu tấn gạo. Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Thái Lan Trairong Suwankhiri dự kiến dẫn đầu phái đoàn các quan chức Chính phủ và giới doanh thương nước này tham gia chương trình xúc tiến thương mại lưu động tại 10 nước ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông và một số nước châu Phi để thúc đẩy kế hoạch xuất khẩu 2 triệu tấn gạo theo các hợp đồng bán cho chính phủ các nước Indonesia, Malaysia, Singapore, Bangladesh, Ấn Độ, Mauritius, Iran, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Libya và Senegale.

Hoạt động này diễn ra từ cuối tháng 3 đến tháng 5/2010.

Chính phủ Thái Lan hy vọng động thái này sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu gạo nhằm "giải tỏa" bớt lượng gạo lưu trữ trong kho và hỗ trợ giá gạo trong nước, trong bối cảnh Bộ Thương mại Thái Lan đang tích cực chuẩn bị kế hoạch xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

Indonesia đặt mục tiêu giảm một nửa số người nghèo

Chính phủ Indonesia đã đề ra mục tiêu trong vòng 4 năm tới sẽ giảm một nửa số người nghèo, từ mức 32 triệu người - tương đương 14% dân số cả nước hiện nay, xuống còn 16 triệu người vào năm 2014, tức là chỉ còn bằng 8% dân số.

Theo Bộ trưởng Điều phối phúc lợi nhân dân Indonesia, để thực hiện mục tiêu hết sức nặng nề nói trên, Chính phủ nước này vừa thành lập một tổ chuyên trách thúc đẩy chương trình giảm nghèo do Phó Tổng thống Boediono lãnh đạo.

 Ấn Độ chi gần 500 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng

Phó Chủ tịch Uỷ ban Kế hoạch của Chính phủ Ấn Độ, Montek Singh Ahluwalia, ngày 22/3, cho biết tổng đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của nước này trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2007-2012) đạt gần mức mục tiêu đặt ra trước đó - 500 tỷ USD nhờ  khu vực viễn thông hoạt động tốt hơn dự kiến.

Trong tài khoá hiện nay, Chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển hệ thống giao thông. Dự kiến sẽ có các hợp đồng xây dựng 4.000 km đường được ký trong tài khoá này, tăng gấp đôi số lượng được ký trong hai tài khoá trước đó.

Lĩnh vực năng lượng cũng sẽ được cải thiện nhiều so với trước do được bổ sung thêm khoảng 62.000 MW.

Nâng cao hiệu quả hệ thống y tế toàn cầu

Một số cơ quan quốc tế gồm Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng LHQ, Quỹ Dân số LHQ, Chương trình chung của LHQ về HIV/AIDS, Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao phổi và sốt rét; Liên minh Toàn cầu về vacine và miễn dịch, Mạng lưới phát triển con người của Ngân hàng Thế giới và Chương trình y tế toàn cầu của Quỹ Bill & Melinda Gates đã ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường thu thập các dữ liệu y tế quốc gia và quốc tế để cải thiện sự sẵn sàng, chất lượng, tính kịp thời, theo dõi và sử dụng các dữ liệu này nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống y tế toàn cầu.

Các cơ quan này cam kết theo đuổi các mục tiêu bao gồm tăng cường trình độ và hiệu quả đầu tư vào thông tin y tế; phát triển cơ cấu dữ liệu chung; tăng cường giám sát và đánh giá hiệu quả; tăng cường tiếp cận và sử dụng dữ liệu. Đồng thời cam kết hành động đảm bảo các đánh giá về hệ thống y tế các nước và thế giới là minh bạch, có thể sử dụng ở các nước thông qua đầu tư phát triển các công cụ hỗ trợ người sử dụng cũng như các chương trình đào tạo nâng cao khả năng  phân tích và tổng hợp của các nước.

Đề ra tiêu chuẩn chung về khí thải cho các thành phố

Tại Diễn đàn Đô thị thế giới khai mạc ngày 23/3 tại Rio de Janeiro (Brazil), Chương trình Môi trường LHQ, Chương trình định cư của LHQ và Ngân hàng Thế giới đã công bố Tiêu chuẩn khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho các thành phố trên toàn cầu (GHGSC).

Theo tiêu chuẩn này, các thành phố trên thế giới đều tính lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển trong phạm vi thành phố theo một phương pháp chung. Tiêu chuẩn chung này là bước đi quan trọng đầu tiên giúp các thành phố nhận thức sâu rộng hơn về khí thải gây hiệu ứng nhà kính để thực thi các chính sách hiệu quả hơn về khí thải. Trong khi cam kết phải song hành với hành động, để hỗ trợ chính sách và tiếp cận được các nguồn tài chính, nhu cầu cấp thiết phải  xây dựng tiêu chuẩn mở, hài hoà và quy mô toàn cầu để định lượng khí thải từ các thành phố và các khu vực.

Tiêu chuẩn khí thải khác nhau giữa các thành phố phụ thuộc vào nguồn năng lượng cơ bản, khí hậu, phương tiện vận tải và hình thức đô thị được xây dựng phù hợp với Nghị định thư của Uỷ ban liên Chính phủ của LHQ về biến đổi khí hậu và các sáng kiến chống khí thải của các tổ chức khác  như Viện Tài nguyên thế giới.

Ảnh hệ Mặt Trời

Nhiều hành tinh có sự sống giống Trái Đất

Nhà thiên văn học Jim Kasting, Chủ tịch Nhóm phân tích thuộc Chương trình phát hiện các hành tinh trong vũ trụ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết trong vũ trụ bao la, có thể có hàng chục hành tinh có sự sống mà hiện nay con người chưa thể quan sát được.

Trong cuốn sách mới có nhan đề “Làm thế nào tìm thấy hành tinh có sự sống?”, J. Kasting cho rằng có nhiều hành tinh giống như Trái Đất rất phổ biến trong vũ trụ. Nếu phát hiện bất cứ ngôi sao nào giống ngôi sao trong hệ Mặt Trời thì có nhiều cơ hội phát hiện hành tinh có sự sống.

Giới khoa học bắt đầu tiến hành nghiên cứu các vấn đề cơ bản của một hành tinh có sự sống, trước tiên, thành phần của hành tinh phải có đá, giống như Trái Đất, không giống như Sao Mộc chỉ có khí. Thứ hai, nó phải có khoảng cách thích hợp so với Mặt Trời. Như vậy, bất kỳ sự sống nào phôi thai trên hành tinh đó sẽ không bị đốt cháy hoặc không đông lạnh.

 Các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu sự sống ở hành tinh trên có đòi hỏi phải có nước tương tự như trên Trái Đất hay không. Nếu điôxit cacbon, ôxi, tầng ôdôn và các loại khí như metan hoặc ôxit nitơ do các sinh vật thải ra xuất hiện trên hành tinh nào thì khả năng có sự sống tại hành tinh đó là rất cao.

 Nguyễn Mai Hằng