Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cục Thuế Thái Lan đang nghiên cứu các biện pháp để đánh thuế carbon đối với hàng hóa và dịch vụ thải ra lượng lớn khí carbon trong bối cảnh một số quốc gia khác đã bắt đầu áp dụng việc thu thuế này.
Theo đó, cơ quan thuế sẽ đưa ra các biện pháp và mức thuế rõ ràng đối với sản phẩm liên quan đến việc phát thải khí carbon (CO2) trong quá trình sản xuất.
Động thái của Cục Thuế Thái Lan xuất phát từ việc các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ thu thuế carbon với một số mặt hàng mà quy trình sản xuất sản sinh ra lượng khí thải carbon cao, gồm: Xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, điện.
Cơ quan thuế Thái Lan cho biết nếu không thu thuế carbon đối với những loại hàng hóa nêu trên, các doanh nghiệp Thái Lan sẽ phải nộp thuế tại các nước EU nếu xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.
Còn nếu có phương án thu thuế carbon ở trong nước, Thái Lan sẽ đàm phán với EU để miễn thuế carbon cho các sản phẩm xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp của mình không bị đánh thuế 2 lần.
Cục Thuế Thái Lan hiện đang nghiên cứu 2 án thu thuế, hoặc thu trên hàng hóa hoặc thu thuế quá trình sản xuất tại nhà máy.
Dự kiến, việc thực thi thu thuế carbon tại Thái Lan sẽ bắt đầu vào năm 2023.
Liên quan tới vấn đề này, tại EU, ngày 14/7/2022, Ủy ban châu Âu đã trình đề xuất lập pháp về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sau khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua cơ chế này vào tháng 3/2021.
Cơ chế nói trên của EU ban đầu sẽ áp dụng đối với nhập khẩu hàng hóa gồm: Xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, điện. Đây là những ngành, lĩnh vực được cho là có lượng khí thải carbon cao, chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.
Theo kế hoạch, từ năm 2026, EU sẽ áp thuế phát thải carbon với các mặt hàng nói trên. Công nghệ hiện nay đã cho phép xác định khá chính xác việc sản xuất một sản phẩm sẽ thải ra bao nhiêu lượng khí CO2.
theo TTXVN