• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thái Nguyên nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

(Chinhphu.vn) - HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban Nghị quyết về việc giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là khối mầm non và tiểu học.

01/11/2023 13:47
Thái Nguyên nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu giáo viên - Ảnh 1.

Nghị quyết của tỉnh Thái Nguyên được ban hành giúp cho các nhà trường có đủ đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục - Ảnh: VGP

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, trong năm học 2023-2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 694 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên với trên 10.900 nhóm lớp, trên 351 nghìn học sinh. Với số lớp như vậy, tỉnh Thái Nguyên cần trên 22.000 biên chế giáo viên.

Tuy nhiên, tính đến tháng 9/2023, các trường mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh Thái Nguyên chỉ có gần 18.200 biên chế, hiện còn thiếu trên 4.200 biên chế so với định mức quy định. Trong đó, số biên chế còn thiếu cấp học mầm non là trên 1.500, cấp tiểu học là gần 1.200, cấp trung học cơ sở là trên 1.100, cấp trung học phổ thông là gần 200.

Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo đủ định mức theo quy định và duy trì nâng cao chất lượng giáo dục.

Một trong những giải pháp là cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục công lập để thực hiện thuê, khoán giáo viên giảng dạy trong điều kiện thiếu biên chế theo định mức. Đồng thời, tiến hành sắp xếp lại đơn vị trường học, giảm quy mô trường nhỏ lẻ, điểm trường, giúp cho học sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập tốt hơn, giảm số lượng định mức giáo viên. 

Mặc dù đưa ra nhiều giải pháp nhưng số lượng giáo viên hợp đồng vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số giáo viên. Ngoài ra, cơ chế hợp đồng còn có nhiều bất cập bởi giáo viên dạy giờ nào mới được thanh toán kinh phí giờ đó, trong khi ngoài đứng lớp giảng dạy giáo viên còn phải làm nhiều việc khác để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Vì vậy, việc bổ sung số lượng hợp đồng lao động giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết. 

Vừa qua, tại kỳ họp thứ XV (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết về việc giao số lượng hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại các trường mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh quản lý năm học 2023 - 2024.

Theo đó, tỉnh bổ sung trên 2.900 hợp đồng với tổng kinh phí thực hiện khoảng trên 210 tỷ đồng. Trong đó, TP. Thái Nguyên được giao số lượng hợp đồng nhiều nhất với trên 600 chỉ tiêu, tiếp đến là các huyện Đại Từ, Phú Bình và thành phố Phổ Yên.

Khi Nghị quyết của tỉnh được đưa vào thực tiễn sẽ giải quyết được vấn đề thiếu nhiều giáo viên dạy học hiện nay tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, góp phần giảm áp lực, nâng cao chất lượng công tác dạy học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Minh Anh