Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
|
Trong Đoàn khảo sát 2 dự án bauxite Tây nguyên, đặc biệt là Nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) và và Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) do Bộ Công Thương và Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức vừa qua có sự tham gia của PGS.TS Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN & MT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trưòng và TS. Mai Thế Toản, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường.
Tại buổi làm việc của Đoàn với Ban Quản lý hai dự án này, ông Mai Thế Toản cho biết: Bộ TN&MT đã tổ chức thẩm định kỹ lưỡng và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của 02 dự án; Thành lập Tổ giám sát, thường trực theo dõi diễn biến về môi trường của các dự án; Lựa chọn đơn vị tư vấn độc lập là Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ địa chất thuộc Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam để hỗ trợ Tổ giám sát trong việc theo dõi, giám sát phông môi trường tại khu vực thực hiện các dự án; Hỗ trợ Tập đoàn Vinacomin về kỹ thuật để thành lập 2 Trung tâm Quan trắc môi trường tại Lâm Đồng và Đăk Nông; Cử 01 đại diện tham gia Hội đồng thẩm định thiết kế hồ bùn đỏ (Bộ Công Thương) và Hội đồng thẩm định Công nghệ (Bộ KH&CN); Tổ chức tham quan và học tập kinh nghiệm tại Brazil, Úc và Trung Quốc.
Quá trình thẩm định báo cáo của các dự án
Nhận thức được tính phức tạp của các Dự án bauxite Tây Nguyên, Bộ TNMT đã thẩm định các báo cáo ĐTM của 02 dự án theo một phương thức đặc biệt, rất chặt chẽ và đúng luật, cụ thểBộ đã thành lập Hội đồng Thẩm định được thành lập trên cơ sở lựa chọn các nhà khoa học, các chuyên gia có chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực khác nhau (2/3thành viên của HĐ là các GS, PGS, TS, TSKH) bao trùm lên các nội dung Dự án, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, chính quyền địa phương (HĐ của Dự án Nhân Cơ có 21 thành viên, trong khi đối với các dự án thông thường khác chỉ có từ 7 đến 9 thành viên). Ngoài ra, Bộ đã thành lập Tổ hỗ trợ kỹ thuật với nhiệm vụ kiểm tra thực địa, xem xét, đánh giá nội dung báo cáo ĐTM của Dự án và tham gia đóng góp ý kiến với HĐ thẩm định, giúp HĐ nhận diện hết các nguồn gây ô nhiễm, tính đặc thù của dự án, đánh giá toàn diện tác động và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả, khả thi. Tổ hỗ trợ kỹ thuật gồm 15 thành viên, trong đó 3/4 là các nhà khoa học, chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau có liên quan đến tính chất của Dự án. Các thành viên trong Tổ được phân công theo dõi và nghiên cứu sâu một lĩnh vực phù hợp với chuyên môn. Tổ tiến hành khảo sát thực địa, họp, thảo luận và có Báo cáo đánh giá độc lập gửi HĐ Thẩm định.
Trước khi họp HĐ, Bộ đã cử một đoàn khảo sát và học tập kinh nghiệm tại Brazil Báo cáo ĐTM đã được HĐ thẩm định rất kỹ lưỡng và Bộ TN & MT đã phê duyệt Báo cáo này tại Quyết định 270 ngày 29/01/2010. Chất lượng Báo cáo ĐTM của Dự án đáp ứng đuợc các yêu cầu tại thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam kết BVMT. Các đánh giá về tác động môi trường, các rủi ro về sự cố môi trường trong các báo cáo ĐTM này là chi tiết và đầy đủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hồ bùn đỏ được xem xét nghiêm túc về các giải pháp mang tính nguyên tắc.
|
Các giải pháp BVMT đối với hồ bùn đỏ của 2 dự án bauxite Tây Nguyên:
Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đã yêu cầu: Áp dụng nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ và thể hiện đầy đủ về nội dung sự cố có thể xảy ra, kèm theo các giải pháp quan trắc chấn động, phòng chống ứng cứu sự cố vào hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏtheo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Về chống nước mưa chảy tràn: xung quanh hồ sẽ xây dựng hệ thống kênh thu nước mặt để dẫn thoát ra khỏi phạm vi lòng hồ, đảm bảo lượng mưa xuồng hồ chỉ là lượng mưa trực tiêp từ diện tích mặt thoáng của hồ. Vật liệu lót chống thấm hồ bùn đỏ được sử dụng trong hệ thống chống thấm phải bảo đảm độ bền vững, chịu được tác động của hóa học, sự rò rỉ của chất thải trong mọi điều kiện thời tiết và quá trình thi công, vận hành và hậu đóng bãi chôn lấp bùn đỏ. Về phương pháp đổ thải, hồ bùn này chia làm nhiều khoang, xây dựng theo các giai đoạn khác nhau phù hợp với yêu cầu hoạt động của Nhà máy; mỗi giai đoạn có khoang dự phòng chống sự cố tràn đập do mưa lũ hoặc vỡ đập.
Hoạt động giám sát
Bộ TN&MT đã thành lập Tổ Giám sát môi trường đối với dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ và dự án Tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng, đồng thời ban hành quy chế hoạt động của Tổ. Tổ Giám sát đã và đang tập trung giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về BVMT theo nội dung báo cáo ĐTM và công tác bảo vệ môi trường theo tiến độ thực hiện các dự án. Đến nay, Tổ đã tổ chức giám sát 3 đợt; mỗi đợt có biên bản làm việc và thông báo kết quả giám sát. Tổ thường xuyên có báo cáo gửi Bộ TN&MT và UBND tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Trong trường hợp có vấn đề đột xuất, Tổ báo cáo với Bộ và đề nghị Bộ báo cáo các cấp có thẩm quyền. Thời gian tới, Tổ giám sát sẽ tổng hợp, hệ thống hóa mọi thông tin, tư liệu liên quan đến bauxite, cập nhật ảnh vệ tinh, từng bước xây dựng GIS về khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Thu Nga