• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

(Chinhphu.vn) - Theo ông Phạm Lương Sơn, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua, quá trình triển khai Luật bảo hiểm y tế tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất cập. Do đó, chính sách bảo hiểm y tế rất cần thiết phải điều chỉnh để giải quyết những khó khăn nhằm phù hợp với bối cảnh hiện nay.

07/04/2022 16:01
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế để sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế - Ảnh 1.

Chính sách bảo hiểm y tế rất cần thiết phải điều chỉnh để giải quyết những khó khăn nhằm phù hợp với bối cảnh hiện nay - Ảnh: VGP

Tại tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm toàn cầu về xây dựng Luật Bảo hiểm y tế," do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức mới đây, ông Phạm Lương Sơn cho biết, Việt Nam đang đối mặt tốc độ già hóa dân số nhanh, mô hình bệnh tật thay đổi, y học ngày càng phát triển. Bên cạnh đó là bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình thực hiện bảo hiểm y tế tại Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều bất cập.

Chính vì vậy, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam luôn mong muốn nhận được sự chia sẻ thông tin về thực tiễn xây dựng, triển khai chính sách bảo hiểm y tế của tất cả các nước từ các chuyên gia. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế luôn là ưu tiên của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong việc xây dựng chính sách nói chung và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế nói riêng. Các ý kiến góp ý từ các chuyên gia và tổ chức quốc tế sẽ củng cố thêm quyết tâm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về sự cần thiết có sự thay đổi mang tính đột biến trong thực hiện bảo hiểm y tế.

Ông Emin Turan, Phó Chủ tịch và Phụ trách nhóm công tác tài chính y tế, Tiểu ban Dược phẩm thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam chia sẻ, việc sửa đổi kịp thời Luật Bảo hiểm y tế là một cơ hội để Việt Nam xây dựng các chính sách quản lý và duy trì hiệu quả cơ chế tài chính công trong công tác chăm sóc sức khỏe cũng như tăng cường và mở rộng khả năng tiếp cận, lựa chọn của bênh nhận với các phương pháp điều trị mới, an toàn và hiệu quả.

Sự cần thiết của gói bảo hiểm y tế bổ sung

Cũng tại toạ đàm, các đại biểu và các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ và thảo luận về những kinh nghiệm quốc tế, cung cấp các tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm là việc thực hiện gói bảo hiểm y tế bổ sung. Khái niệm này dự kiến sẽ được đưa vào Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi sắp tới.

Theo bà Barbara Dinh, Phụ trách nhóm công tác Tài chính y tế (Pharma Group), loại hình bảo hiểm y tế bổ sung không phải là một khái niệm mới nhưng có sự khác nhau trong việc triển khai giữa các quốc gia tùy thuộc vào dữ liệu nhân khẩu học và các yếu tố khác. Việc xem xét đưa vào áp dụng mô hình này thông qua việc sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế thể hiện nỗ lực đổi mới chính sách bảo hiểm y tế của Chính phủ Việt Nam.

Bảo hiểm y tế bổ sung được hiểu sẽ mang đến cho người tham gia lựa chọn mua bảo hiểm y tế bổ sung hoặc bảo hiểm "đóng thêm" với chi phí hợp lý. Người tham gia có thể tiếp cận nhiều loại dịch vụ y tế hơn.

Các chuyên gia tại toạ đàm cũng đưa ra các góc độ khác nhau của mô hình bảo hiểm y tế bổ sung ở các quốc gia, cũng như phương thức huy động các nguồn lực khác nhau, với mục tiêu cuối cùng là hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Theo ông Phạm Lương Sơn, thông qua các ý kiến góp ý của các chuyên gia tại toạ đàm sẽ củng cố thêm quyết tâm chính trị và quyết tâm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về sự cần thiết phải thay đổi mang tính đột biến trong thực hiện bảo hiểm y tế. Trước tiên là thay đổi về mô hình quản lý tài chính bảo hiểm y tế, thứ hai là sự cần thiết về gói bảo hiểm y tế bổ sung, để qua đó đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế.

Chính sách BHYT được Việt Nam thực hiện từ năm 1992. Đến nay, tỷ lệ bao phủ BHYT của Việt Nam đã tăng từ 57% dân số năm 2009 lên 91% năm 2021 và tiến dần tới mục tiêu BHYT toàn dân. Trong giai đoạn 2008-2018, trung bình mỗi năm có 132 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT với tổng chi phí bình quân 47,5 nghìn tỷ đồng/năm. Từ năm 2019 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 170 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT với tổng chi phí bình quân khoảng 100 nghìn tỷ đồng/năm. Nguồn quỹ BHYT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu y tế.

Hiền Minh