• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ

Thầm lặng với những chiến công

(Chinhphu.vn) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng những người lính cụ Hồ năm ấy vẫn không bao giờ quên sứ mệnh với nhân dân, tiếp nối những chiến công thầm lặng góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

24/07/2022 08:23
Tiếp nối những chiến công thầm lặng - Ảnh 1.

Đại tá Nguyễn Văn Ái kể lại những năm tháng chiến đấu ác liệt - Ảnh: VGP/Anh Thơ

Chúng tôi đến thăm Đại tá Nguyễn Văn Ái khi ông vừa trở về từ Đền thờ Liệt sĩ tại đồn Long Khốt (tỉnh Long An), thắp nén hương cho những đồng đội đã ngã xuống trong những ngày tháng 7 lịch sử kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Người cựu chiến binh, một thương binh chống Mỹ (với tỉ lệ thương tật 3/4) thường được đồng đội trìu mến gọi là anh Chín Ái, một con người mộc mạc, chân thành, đậm chất miền Tây, bồi hồi kể lại câu chuyện của mình trong những năm tháng chiến đấu ác liệt.

2 lần bắn rơi máy bay địch…

Đại tá Nguyễn Văn Ái sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Ấp 1, xã Phước Thạnh, Châu Thành, Bến Tre. Chứng kiến cảnh xóm làng, quê hương phải hứng chịu sự áp bức của quân thù, năm 14 tuổi, ông nhập ngũ.

Năm 1965, trên chiến trường miền Nam, sau khi chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ bị đánh bại, chúng tiếp tục thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" sử dụng quân Mỹ là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tác chiến cùng quân ngụy. Năm đó, Chín Ái 16 tuổi, đăng ký gia nhập lực lượng vũ trang Bến Tre và 2 năm sau, ông tham gia Biệt động Sài Gòn-Gia Định, chiến đấu trong lòng địch.

Tiếp nối những chiến công thầm lặng - Ảnh 2.

Đại tá Nguyễn Văn Ái thắp hương tưởng niệm các đồng đội đã ngã xuống tại Đền thờ liệt sĩ - Khu di tích Lịch sử quốc gia khu vực Đồn Long Khốt (Long An) - Ảnh do nhân vật cung cấp

Năm 1968, giai đoạn cam go, ác liệt nhất của cuộc chiến, ông cùng đồng đội chiến đấu, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, hỗ trợ cho các hướng đồng loạt tiến công, góp phần tạo nên sự kiện Mậu Thân 1968. Đó cũng là thời khắc người chiến sĩ trẻ lần đầu tiên bắn rơi chiếc máy bay phản lực F4H bằng súng trường. Tuy nhiên, ông không thể hưởng trọn niềm vui của mình bởi đó cũng là ngày ông nhận được tin người chị dâu cùng hai cháu nhỏ của mình thiệt mạng.

Lần bắn rơi máy bay địch thứ 2 của Chín Ái là năm 1972, giai đoạn Mỹ tổng lực thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Trong trận đánh quân ngụy càn quét ngày 21/12/1972, một mình ông đã cơ động chiến đấu, tiêu diệt 10 tên địch, và bị thương. Một ngày sau đó, trực thăng của địch tiếp tục quần thảo, bắn phá ác liệt. Mặc dù đang bị thương nhưng ông vẫn cố lết lên khỏi hầm trú, bắn rơi chiếc trực thăng tại Ấp Ba Sòng, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Chiến công bắn rơi chiếc trực thăng của địch là món quà chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 năm ấy.

Tiếp nối những chiến công thầm lặng - Ảnh 3.

Đại tá Nguyễn Văn Ái thăm gia đình liệt sĩ - Ảnh do nhân vật cung cấp

… và niềm đau đáu chăm lo cho thân nhân liệt sĩ

Sau khi tham gia quân tình nguyện giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, ông về nước, đảm nhiệm các cương vị chỉ huy từ quận đội đến Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM. Năm 2006, ông được Nhà nước, quân đội cho nghỉ hưu nhưng vẫn luôn đau đáu cùng đồng đội chăm lo cho các gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách còn nhiều khó khăn; trăn trở khi chưa tìm được hài cốt liệt sĩ, những đồng đội còn nằm đâu đó trên chiến trường năm xưa.

Tiếp nối những chiến công thầm lặng - Ảnh 4.

Đại tá Nguyễn Văn Ái thăm gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng - Ảnh do nhân vật cung cấp

Năm 2020, Chín Ái cùng những người bạn của mình thành lập Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM, nơi ông làm Phó Chủ tịch Hội, với mục đích giúp đỡ những gia đình liệt sĩ gặp khó khăn, Mẹ Việt Nam Anh hùng và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Mặc dù mới ra đời 2 năm nhưng những hoạt động mà Hội cùng Đại tá Nguyễn Văn Ái làm được đóng góp rất lớn vào công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho thân nhân anh hùng liệt sĩ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Ngoài kêu gọi tài trợ nhà tình nghĩa cho thân nhân các gia đình liệt sĩ, Hội còn tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hỗ trợ bà con các tỉnh miền Trung bị bão lũ, thăm gia đình có công, tặng học bổng cho con em liệt sĩ…

Tiếp nối những chiến công thầm lặng - Ảnh 5.

Đại tá Nguyễn Văn Ái trong một hoạt động của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM giúp đỡ các gia đình chính sách vượt qua đại dịch - Ảnh do nhân vật cung cấp

Cùng với đó, Hội đã vận động kinh phí khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án quan trọng như: Đền thờ liệt sĩ tại Khu di tích Lịch sử quốc gia khu vực Đồn Long Khốt (Long An); bia ghi danh liệt sĩ thuộc Trung đoàn 174 hy sinh năm 1967 tại chiến trường Đắk Tô-Tân Cảnh (Kon Tum); Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Phú Quốc (Kiên Giang)…; phối hợp cùng Sở LĐTB&XH TPHCM và các nhà tài trợ bàn việc hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ mồ côi do đại dịch COVID-19...

Đại tá Trần Thế Tuyển, nguyên Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT), nguyên TBT Báo Sài Gòn giải phóng, hiện là Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TPHCM tâm sự: Anh Chín Ái là một con người bình dị, chân chất, cống hiến không mệt mỏi, một thương binh gương mẫu, luôn lăn xả vì công việc nhưng cũng thật thiệt thòi khi chưa được tôn vinh xứng đáng.

Anh Thơ