• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm trong công ty cổ phần

(Chinhphu.vn) - Ông Bùi Hồng Hải (Nam Định) đang làm việc tại công ty cổ phần có 51% vốn Nhà nước. Vừa qua, Giám đốc ký quyết định cho thôi chức đối với một phó trưởng phòng để đưa một người khác lên thay. Ông Hải muốn biết việc này có đúng quy định không?

07/11/2012 10:11

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề ông Hải hỏi như sau:

Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị là chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định);

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

- Tuyển dụng lao động;

- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

Cụ thể vấn đề ông Bùi Hồng Hải hỏi, căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 116 Luật Doanh nghiệp nêu trên thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty như trưởng phòng, phó phòng; quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, cửa hàng trưởng, cửa hàng phó… (trừ trường hợp chức danh quản lý quan trọng trong công ty do Điều lệ công ty quy định thẩm quyền thuộc Hội đồng quản trị quyết định).

Trường hợp Giám đốc công ty cổ phần có 51% vốn sở hữu Nhà nước ra quyết định miễn nhiệm một phó phòng và quyết định bổ nhiệm người khác vào chức danh phó phòng là đúng thẩm quyền.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Tin liên quan:

>> Về ký hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu

>> Hướng dẫn khi thay đổi hợp đồng lao động đã ký