• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm

(Chinhphu.vn) - Bà Trần Thị Tố Hạnh ( cvcdlp5@ ...) hỏi: Chủ tịch UBND cấp phường (không thuộc TP. HCM và TP. Hà Nội) có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị không?

17/06/2013 09:11

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bà Hạnh như sau:

Ngày 7/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Tại Điều 17 Nghị định này quy định thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chủ tịch UBND cấp xã như sau:

- Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ những công trình xây dựng vi phạm do UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng.

- Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

- Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.

- Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị vượt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; xử lý cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Vấn đề bà Trần Thị Tố Hạnh hỏi, căn cứ quy định nêu trên thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý, quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ những công trình xây dựng vi phạm do UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng.

Đối với công trình xây dựng không có giấy phép trên địa bàn xã, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã có thẩm quyền lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, thì Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng.

Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.