• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Năm 2024: Tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược

(Chinhphu.vn) - Ngày 27/9, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025, Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH.

27/09/2023 16:04
Thẩm tra các báo cáo về tình hình KT-XH của Chính phủ và thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội - Ảnh 1.

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4% dự toán, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán - Ảnh: VGP

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4%, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. 

Nổi bật nhất là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm dần qua hàng tháng; bình quân 8 tháng tăng 3,1%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4% dự toán, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán được giao trong khi thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước; cán cân thương mại 8 tháng năm 2023, xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu là 1,34 tỷ USD) góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối cung cầu ngoại tệ; cả năm 2023 ước xuất siêu 14,4 tỷ USD. 

Đầu tư tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 8 đạt 42,35% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (39,15%), về số tuyệt đối cao hơn gần 87.000 tỷ đồng. Tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ, vốn FDI thực hiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 1,3%. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn; tính chung 8 tháng có 149,4 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam .

Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế còn nhiều hạn chế, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ. Doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng, nợ xấu có xu hướng tăng. Các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro. Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều khó khăn.

Theo đánh giá của Chính phủ, năm 2024 là năm thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nhiều hơn cả năm 2023. Trong bối cảnh này, mục tiêu của kế hoạch năm 2024 được xác định tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ dự kiến tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%-24,2%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4-4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8%-5,3%...

Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp

Cũng trong báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (Chương trình phục hồi), tính đến hết tháng 9/2023 đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 95,7 nghìn tỷ đồng. 

Các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn Chương trình phục hồi trong kế hoạch các năm 2022, 2023 gần 154 nghìn tỷ đồng, góp phần đẩy nhanh việc khởi công xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đường cao tốc, cầu khẩu độ lớn...

Tuy nhiên, một số chính sách đã hết thời gian thực hiện hoặc sử dụng hết nguồn lực, một số chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình còn chậm, có khả năng không thực hiện được các mục tiêu đã đề ra .

Bên cạnh đó, một số khó khăn, vướng mắc cũng đã được chỉ rõ như như việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ, giao kế hoạch vốn cho một số nhiệm vụ, dự án còn chậm, có khả năng không giải ngân hết kế hoạch vốn của Chương trình trong thời gian quy định. Một số dự án không hoàn thiện thủ tục đầu tư theo đúng thời hạn không được tiếp tục phân bổ nguồn vốn Chương trình. Việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn của Chương trình cho các nhiệm vụ, dự án còn chậm, tạo áp lực giải ngân lớn, nhất là trong kế hoạch năm 2023.

Từ đó, Chính phủ đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chuyển 16.100 tỷ đồng cho vay tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội sang cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm  cho hơn 330 nghìn hộ gia đình, 345 nghìn lao động.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội xem xét, quyết định được tiếp tục triền khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đối với số vốn không thực hiện hết khi kết thúc thời gian thực hiện chính sách (dự kiến 38.592 tỷ đồng), trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn, không huy động nguồn lực, không làm tăng bội chi.

Đồng thời, cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình đến hết năm 2025. Giao Chính phủ rà soát, xác định rõ số vốn cần kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân của từng dự án, trên cơ sở đó báo cáo ủy ban Thường vụ Quôc hội xem xét, quyết định.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ có phân tích đánh giá rõ hơn về những hạn chế trong thực hiện các chính sách tài khoá và tiền tệ theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội. Từ đó, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Phát triển mạnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu, phấn đấu thặng dư thương mại bền vững. 

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng lưu ý, năm 2024 vẫn tiếp tục còn nhiều khó khăn, vì vậy vẫn cần đặt ưu tiên để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6,0-6,5% và tốc độ tăng CPI bình quân là 4,0-4,5% theo Kế hoạch Chính phủ đặt ra.

LS