• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ” cho đòn tiến công cuối cùng

(Chinhphu.vn) - Yêu cầu mà Bộ Chính trị đặt ra cho trận quyết chiến chiến lược vào tháng 4 năm 1975 là phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp; phải tập trung lực lượng lớn hơn nữa vào những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc.

31/03/2015 17:11
Bộ Quốc phòng tập trung hơn 10.000 xe vận tải của tuyến đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn vào phục vụ chiến dịch.
Sau một tháng tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, liên tục, đến đầu tháng 4/1975, quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện về chính trị, quân sự. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực và đập tan toàn bộ hệ thống chính quyền địch ở hai quân khu-quân đoàn; giải phóng một vùng rộng lớn gồm 16 tỉnh và 5 thành phố (Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt) cùng một số quận lỵ, chi khu, yếu khu quân sự thuộc miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Thế trận và lực lượng so sánh trên chiến trường nghiêng mạnh về phía ta. Cục diện chiến tranh đang ở bước nhảy vọt “một ngày bằng hai mươi năm”.

Về phía chính quyền và quân đội Sài Gòn, sau khi mất Quân khu 1 và Quân khu 2, tình hình càng trở nên hỗn hoạn. Tinh thần binh lính, sĩ quan quân đội Sài Gòn sa sút rất mạnh.  Để trì hoãn cuộc tiến công của ta, ổn định phần nào tình hình đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, một mặt, kêu gọi Chính phủ Mỹ chi viện binh khí kỹ thuật để bù lại số lượng vật chất khổng lồ đã bị phá hủy hoặc rơi vào tay Quân giải phóng; mặt khác, nhanh chóng củng cố hai Quân khu 3 và 4, thiết lập hệ thống phòng thủ nhằm trấn giữ những phần đất còn lại. Với gần nửa triệu quân chủ lực (kể cả tàn binh từ Quân khu 1 và 2 chạy vào), Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn tăng cường biên chế cho 7 sư đoàn bộ binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 33 tiểu đoàn pháo binh, 12 thiết đoàn xe tăng thiết giáp (1.100 xe), 1.360 máy, 1.496 tàu chiến các loai. Căn cứ vào vị trí, vai trò từng địa bàn chiến lược, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn quyết định bố trí lại lực lượng, hình thành 5 khu vực phòng thủ bảo vệ Sài Gòn-Gia Định.

Lúc này, ở miền Nam, quân và dân ta trên các chiến trường đang tiến công và nổi dậy mạnh mẽ. Ngày 25/3, Bộ Tổng tư lệnh cho Quân đoàn 1 chuyển trục hành quân từ đường số 1 lên đường Trường Sơn, nhanh chóng cơ động xuống miền Đông Nam Bộ. Ngày 27/3, Quân đoàn 3 được thành lập. Tình hình biến chuyển mau lẹ. Cách mạng miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Trong bức điện chiều ngày 29/3 gửi Trung ương Cục miền Nam, Bộ Chính trị chỉ rõ: “Lúc này, cần hành động hết sức kịp thời, kiên quyết và táo bạo". trên thực tế có thể coi chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu từ đây.

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp nghe Quân ủy Trung ương báo cáo sự phát triển của tình hình cuộc chiến. Bộ Chính trị nhận thấy: “Về chiến lược, về lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo, địch đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra hoàn toàn bất lực, dù có tăng viện cũng không cứu vãn được tình thế của ngụy. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt, mà thời cơ để mở tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược của quân và dân ta đã bắt đầu”.

Bộ Chính trị quyết định: Nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian sớm nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Yêu cầu mà Bộ Chính trị đặt ra cho trận quyết chiến chiến lược này là: Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp; phải tập trung lực lượng lớn hơn nữa vào những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc.

Bộ Chính trị yêu cầu gấp rút tăng cường lực lượng, vũ khí và phương tiện chiến tranh vào hướng tây Sài Gòn, thực hiện chia cắt và bao vây chiến lược, triệt hẳn đường số 4, áp sát Sài Gòn, đồng thời nhanh chóng tập trung lực lượng ở hướng đông và đông nam, đánh chiếm các mục tiêu quan trọng, thực hiện bao vây cô lập Sài Gòn từ phía Long Khánh, Bà Rịa-Vũng Tàu; tổ chức sẵn những đơn vị binh chủng hợp thành mạnh để khi thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh chiếm các mục tiêu quan trọng nhất ở trung tâm Sài Gòn. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cần thúc đẩy lực lượng quân sự, chính trị của ta hành động mạnh bạo, khẩn trương, phát triển tiến công và nổi dậy.

Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Sài Gòn để tập trung thống nhất cao độ sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với chiến trường trọng điểm này. Ba đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ được cử làm đại diện của Bộ Chính trị tại mặt trận. Bộ Chỉ huy mặt trận Sài Gòn-Gia Định do Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng làm Tư lệnh; đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chính ủy, các đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện là Phó Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền làm quyền Tham mưu trưởng chiến dịch. Ngày 22/4/1975, Bộ Chính trị bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng tham mưu trưởng làm Phó Tư lệnh, Trung tướng Lê Quang Hòa, Phó Chủ nghiệm Tổng cục Chính trị làm Phó Chính ủy chiến dịch.

Nghị quyết về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn của Bộ Chính trị được nhanh chóng quán triệt đến toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trên khắp mọi miền đất nước từ nông thôn đến thành thị, từ biên giới đến hải đảo, từ hậu phương tới chiến trường, quân và dân ta khẩn trương tập trung sức người, sức của cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Trên rẻo cao Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bào các dân tộc thiểu số mặc dù còn thiếu thốn nhiều nhưng vẫn chủ động đề nghị Trung ương tạm dừng việc cung cấp và vận chuyển hàng hóa (kể cả các mặt hàng thiết yếu gạo, muối, thuốc chữa bệnh) lên địa phương mình để tập trung cho tiền tuyến.

Nhiều nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, cơ quan, xí nghiệp, trường học đã động viên 30% đến 50% số người trong biên chế lên đường vào miền Nam chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Bộ Quốc phòng tập trung hơn 10.000 xe vận tải của tuyến đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn, 2.745 xe của các đơn vị kỹ thuật, 3.929 xe của các quân khu, quân đoàn, quân, binh chủng vào phục vụ chiến dịch.

Các bộ, ngành ngoài quân đội huy động hơn 1.000 ô tô, 32 tầu vận tải biển (5.000 tấn phương tiện), 130 toa tầu hỏa (9.000 tấn phương tiện) và hàng trăm lần chiếc máy bay phục vụ theo yêu cầu của chiến trường. Tại các ga xe lửa, bến ô tô, bến cảng, bến sông ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Đông Hà… hàng đoàn tàu, đoàn xe, đoàn thuyền hối hả hướng vào Nam, vận chuyển người và hàng hóa từ hậu phương miền Bắc ra tiền tuyến.

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 sử dụng 1.800 lần chiếc ô tô vận chuyển hàng nghìn quân và hơn 4.000 tấn vũ khí đạn dược mới thu được của địch ở các tỉnh miền Trung Trung Bộ, bổ sung cho các lực lượng tham gia chiến dịch lịch sử giải phóng Sài Gòn.

Để khẩn trương vận chuyển hàng chục nghìn quân, hàng vạn tấn phương tiện vật chất, vũ khí, kỹ thuật phục vụ chiến dịch, bộ đội công binh, ngành cầu đường Bộ Giao thông vận tải, Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân các địa phương ngày đêm chạy đua với thời gian, khắc phục biết bao trở ngại, khó khăn, thông đường, thông tuyến giữ vững mạch máu giao thông.

Đường 1A từ Quảng Trị vào Sài Gòn dài 1.150 km, có 52.614 cầu bị phá hủy cần phải được sửa chữa hoặc thay thế. Đường 14 từ Đắc Tô (Kon Tum) đến Chơn Thành (Bình Phước) dài 569 km, có 9/45 cầu bị địch đánh phá nghiêm trọng. Các tuyến đường 19, 21, 13, 20, 22 có tới 96 cầu phải gia cố hoặc làm mới. Lực lượng giao thông các cung, chặng, với sự giúp sức của nhân dân địa phương, đã sửa chữa kịp thời, đảm bảo cho bộ đội vận tải, các lực lượng bộ binh cơ giới, các đơn vị binh chủng kỹ thuật trên hai trục chính đông, tây Trường Sơn tiến vào Đông Nam Bộ.

Ở Nam Bộ, trên cơ sở thế trận và lực lượng hậu cần B2 - được Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật chi viện tối đa về mọi mặt, hậu cần chiến dịch gấp rút điều chỉnh thế trận, bổ sung lực lượng, vật chất, bảo đảm cho các hướng tiến công của chiến dịch vào Sài Gòn-Gia Định.

Về cơ bản, việc điều chỉnh lực lượng, bố trí thế trận hậu cần, từ ngày 8 đến ngày 20/4/1975, đã hoàn tất. Tổng cục Hậu cần đã điều ra phía trước trên 10.000 người, thành lập 8 tiểu đoàn cơ động phục vụ bốc xếp, làm đường; tổ chức 15 bệnh viện dã chiến, 17 đội điều trị có khả năng thu dung 10.000 thương binh.

Để hoàn thành việc chuẩn bị và vận chuyển bổ sung 20.000 tấn vật chất (trong tổng số 60.000 tấn) chủ yếu là đạn pháo lớn và xăng dầu còn thiếu so với nhu cầu chiến dịch, hậu cần chiến lược đã chỉ đạo việc tổ chức thu gom vật chất từ miền Trung, Tây Nguyên, tuyến 559, cấp cho hậu cần chiến dịch 5.700 tấn (có 5.100 tấn đạn và 600 tấn xăng dầu). Bên cạnh đó, hậu cần các quân đoàn, đơn vị quân binh chủng mang theo vào 9.347 tấn (có 500 tấn đạn, 1.500 tấn xăng dầu). Sau nửa tháng (từ ngày 11/4 đến ngày 15/4/1975) tập trung tổng lực vận chuyển “nước rút” vật chất bổ sung, hậu cần chiến dịch đã đảm bảo được 55.000 tấn vật chất, đạt 90% so với kế hoạch đặt ra.

Nhìn chung cho đến khi chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đã lần lượt đập tan các tuyến phòng ngự then chốt vòng ngoài từ Bà Rịa, Long Khánh, Đồng Nai, Bình Dương đến Tây Ninh, Long An, Mỹ Tho, Gò Công; hình thành các bàn đạp bao quanh sào huyệt địch, hoàn thành những mặt chuẩn bị rất cơ bản về lực lượng, thế trận cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Trên miền Bắc, thanh niên nô nức tòng quân. Hậu phương lớn dốc toàn bộ sức mạnh tiềm tàng, to lớn cho miền Nam tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng.

Phương Liên

(Theo tư liệu từ Bộ sách Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước)