• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thận trọng với các yếu tố làm tăng lạm phát năm 2016

(Chinhphu.vn) - Bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ thống kê Thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê) cho rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2016 có thể tăng trở lại ở mức cao nếu không có những biện pháp điều hành chặt chẽ.

24/12/2015 18:11

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12 năm 2015 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong 15 năm qua và năm 2015 cũng là năm thứ 2 liên tiếp CPI tăng ở mức thấp (1,84%).

CPI giữ ở mức thấp và ổn định trong cả năm đã tạo điều kiện cho việc điều hành các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ vào chi phí theo giá thị trường.

Các chỉ số lạm phát và tăng trưởng đã tốt hơn trước rất nhiều so với cách đây vài năm. Nếu nhìn lại thời điểm năm 2008, CPI tăng gần 23% nhưng tăng trưởng chỉ 5-6% trong khi những năm gần đây, CPI dưới 5% nhưng tăng trưởng lại đạt gần 6% hoặc có thể lên tới 6,5% trong năm 2015. 

Một nguyên nhân là do doanh nghiệp FDI đóng góp lớn vào tăng trưởng, nhưng giá hàng xuất khẩu cũng không tác động lên giá cả trong nước. Hơn nữa, CPI năm nay thấp không phải do sức mua của người dân giảm đi mà do yếu tố chi phí đẩy giảm.

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Minh Thủy, cần lưu ý 4 yếu tố khiến CPI năm 2016 tăng cao trở lại, trong đó đầu tiên là việc điều chỉnh giá các nhóm hàng dịch vụ công và hàng thiết yếu như tăng giá hàng dịch vụ giáo dục từ quý I/2016.

Thứ hai, khả năng tăng giá dịch vụ y tế sắp tới sẽ tác động mạnh đến CPI trong quý I. Thứ ba là khả năng tăng giá điện trong năm 2016 cũng tác động không nhỏ đến lạm phát. Thứ tư là việc tăng lương cơ bản 5% vào thời điểm 1/5/2016 cũng góp phần đẩy cao mức tăng CPI cả năm tới.

Do đó, chỉ số CPI năm 2016 phụ thuộc khá lớn vào việc cải cách hàng hóa cơ bản về dịch vụ công.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, nguy cơ lạm phát cao trong những năm tới vẫn luôn tiềm ẩn. Những năm gần đây, chu kỳ lạm phát thấp rất ngắn, do đó phải kiểm soát lạm phát chủ động chứ không nên chờ lạm phát cao rồi mới kiểm soát (như thời gian trước đây).

Anh Minh