• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thành công của Việt Nam trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử

(Chinhphu.vn) - Tính đến hết năm 2021, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của nước ta vượt mốc 150 triệu liều. Nhờ đó, 100% người từ 18 tuổi trở lên (khoảng 75 triệu người) đã được tiêm ít nhất 1 liều và 90% người trên 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

01/01/2022 14:59
Năm 2021, với mục tiêu bảo vệ sứ khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, chiến lược ngoại giao vaccine được triển khai hiệu quả. Nguồn ảnh: VOV

Đây là thành công lớn của Việt Nam trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử đất nước.

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan khác, đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, ngay thời gian đầu, Việt Nam xác định vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ứng phó đại dịch.

Chiến lược vaccine của nước ta tập trung vào các nội dung chính như nhập khẩu, chuyển giao công nghệ cùng với việc nghiên cứu để sản xuất và phát triển vaccine trong nước.

Thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam tập trung tổng hợp nhiều biện pháp như tăng cường tìm kiếm đối tác, đàm phán, ngoại giao và huy động tài chính, thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19... để nhận được vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể.

Ngày 8/3, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hải Dương, Bộ Y tế và UBND tỉnh Hải Dương tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây là ngày đầu tiên Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này. Sau đó, tiến độ tiêm chủng được đẩy mạnh khi lượng vaccine về nhiều hơn.

Ngày 10/7, Thủ tướng Chính phủ phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho 75 triệu người dân Việt Nam.

Đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại nước ta, huy động tổng lực cùng tham gia với hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng vạn cán bộ y tế và các lực lượng khác trong cả nước.

Cùng với việc liên tục tiếp nhận các lô vaccine phòng COVID-19 từ nguồn mua sắm, nguồn hỗ trợ của các nước và Cơ chế COVAX, việc phân bổ vaccine và triển khai tiêm chủng được bố trí linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn dịch và tình hình của từng địa phương.

Theo Bộ Y tế, từ tháng 2/2021 đến ngày 29/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 192 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau, trong đó, ngân sách Nhà nước mua gần 97 triệu liều, nguồn viện trợ, tài trợ hơn 95 triệu liều.

Trong tổng số vaccine đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 112 đợt với 175,1 triệu liều, số liều vaccine còn lại hiện đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.

Đến nay, Việt Nam cũng đã cấp phép sử dụng 9 loại vaccine phòng COVID-19, gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer/BioNtech, Moderna, Janssen, Hayat-Vax Abdala và Covaxin.

Về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước, Bộ Y tế cho biết hiện có các ứng viên vaccine như Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, vaccine do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển.

Bộ Y tế cũng đang hướng dẫn các đơn vị trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ các nước khác như Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi Tổ chức Y tế thế giới giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham gia chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của tổ chức này.

Một điểm tiêm vaccine cho người dân tại TP. Đà Nẵng (ngày 8/9/2021). Ảnh: TTXVN

Đến cuối tháng 12/2021, Việt Nam đã tiêm chủng chạm mốc 150 triệu liều vaccine. Nhờ đó, đã có 100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất 1 liều vaccine và 90% người tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Tỉ lệ tiêm vượt mục tiêu mà Tổ chức Y tế Thế giới đề ra đến hết năm 2021 (79% dân số được tiêm 1 liều vaccine; 66% dân số tiêm đủ liểu cơ bản).

Đến nay trong cả nước, cũng đã có 50 tỉnh, thành phố triển khai tiêm mũi 3 (mũi bổ sung, tăng cường), với gần 3 triệu liều vaccine đã được tiêm.

Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, các tỉnh, thành phố đã tiêm được hơn 12 triệu liều, trong đó có gần 7,6 triệu mũi 1 và khoảng 4,5 mũi 2.

Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là hơn 83 % và tỉ lệ bao phủ đủ 2 liều vaccine là gần 50% dân số từ 12 -17 tuổi.

Bộ Y tế cũng đã đề nghị các địa phương khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện tiêm chủng an toàn, nhanh nhất có thể để trong quý I/2022, hoàn thành tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.

Về tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi, hoàn thành tiêm mũi 2 trong tháng 1/2022.

Có thể thấy thành công trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 vừa góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân vừa đưa cả nước tiến tới "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh cùng với phát triển kinh tế-xã hội.

BT