• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thanh toán bảo hiểm y tế trong trường hợp cấp cứu

(Chinhphu.vn) - Ông Minh Đức (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), phản ánh: Vợ của ông Đức mang bầu và dự kiến sinh vào ngày 20/12/2012. Ngày 8/12/2012, do đau bụng vợ ông được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược (gần nhà) và sinh con. Ngày 18/12/2012 vợ ông xuất viện. Tổng viện phí là 21,8 triệu đồng.

04/03/2013 08:05

Vợ ông Đức đăng ký khám, chữa bệnh (KCB) theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) ở quận Bình Thạnh, tuy nhiên, khi làm thủ tục thanh toán BHYT, vợ ông Đức chỉ được thanh toán 1,2 triệu đồng, với lý do vợ ông vào bệnh viện trái tuyến và bệnh viện này không có dịch vụ khám BHYT.

Ông Đức cho rằng, trường hợp của vợ ông là cấp cứu nên vẫn được BHYT chi trả bình thường. Ông Đức đề nghị được giải thích về khúc mắc này.

Về vấn đề này, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định, người có thẻ BHYT, trong trường hợp cấp cứu có thể vào bất cứ cơ sở KCB nào cũng được hưởng BHYT theo quy định (xuất trình thẻ BHYT chậm nhất trước khi ra viện).

Trường hợp vợ ông Đức, nếu Bệnh viện Đại học Y Dược xác định nhập viện trong tình trạng cấp cứu thì được hưởng chế độ BHYT theo quy định, bao gồm: tiền giường bệnh, xét nghiệm, thuốc, dịch truyền, máu, phẫu thuật, thủ thuật theo mức giá mà cơ quan bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng với Bệnh viện Đại học Y Dược.

Trường hợp không phải cấp cứu (KCB vượt tuyến), nếu trình thẻ BHYT thì được quỹ BHYT chi trả 30% chi phí trong phạm vi quyền lợi BHYT (KCB tại Bệnh viện hạng I, 50% chi phí KCB tại Bệnh viện hạng II hoặc 70% chi phí KCB Bệnh viện hạng III).

Trường hợp KCB không xuất trình thẻ BHYT (KCB tự chọn): Căn cứ dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế và chứng từ hợp lệ, Bảo hiểm xã hội thanh toán cho người bệnh theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức quy định tại điểm 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân

Tin liên quan:

>> Thanh toán bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh trái tuyến

>> Thủ tục hưởng bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến khám chữa bệnh

>> Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế khi sai lệch thông tin trên thẻ

>> Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế khi bị tai nạn giao thông