• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII

(Chinhphu.vn) - Chiều 27/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh (gọi tắt quy hoạch điện VII). Ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ chủ trì buổi Công bố.

27/12/2023 23:05
Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII- Ảnh 1.

Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII, chiều 27/12 - Ảnh: VGP/lS

Công bố kết luận thanh tra quy hoạch điện VII, ông Lê Quang Tiệp, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ, Trưởng đoàn thanh tra cho biết, công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân... 

Tuy nhiên, trong công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, đáng chú ý là giai đoạn thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã để xảy ra những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh; trong thực hiện nhiệm vụ được giao và trong đầu tư một số dự án.

Cụ thể, đó là những khuyết điểm, vi phạm trong việc: Phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời (ĐMT) liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia và cấp tỉnh đến năm 2020 theo yêu cầu tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg; việc phê duyệt bổ sung 168 dự án nguồn điện mặt trời với tổng công suất 14.707MW vào quy hoạch điện lực các cấp trong giai đoạn 2016 - 2020; việc ban hành, tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, phê duyệt bổ sung các dự án nguồn điện còn có một số nội dung chưa chặt chẽ, không còn phù hợp; việc ban hành, tham mưu ban hành các quy định về quản lý điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN); việc phê duyệt bổ sung các dự án điện gió và thủy điện nhỏ; việc đầu tư nguồn điện và lưới điện; việc tham mưu ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam liên quan đến nội dung: Tham mưu cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 trái với nội dung Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ; tham mưu điều kiện để các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng giá FIT 7,09 UScent/kWh tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ- TTg không đúng với kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 22/11/2019 của Văn phòng Chính phủ; việc tham mưu một số nội dung khác tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg; việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, thực hiện quy hoạch phát triển điện lực.

Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị thành viên có liên quan chịu trách nhiệm khi để xảy ra những khuyết điểm, vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án điện nguồn điện, lưới điện truyền tải.

EVN, một số đơn vị thành viên và Bộ Công Thương còn chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá mua điện (liên quan đến Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2 (70 MW); Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4A); việc điều chỉnh giá mua bán điện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm toán vốn đầu tư dự án; việc xây dựng khung giá phát điện; việc kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa công trình vào sử dụng và việc công nhận ngày vận hành thương mại (COD) đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió.

Trong việc đầu tư một số dự án, EVN và Ban Quản lý các dự án điện 2 chịu trách nhiệm đối với các vi phạm trong việc đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 (100 MW) và Phước Thái 3 (50 MW) do EVN làm chủ đầu tư; Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm trong việc đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 tại tỉnh Đồng Nai do Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 làm chủ đầu tư.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ cho biết, cùng với việc đăng tải công khai Thông báo kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Công bố công khai kết luận thanh tra quy hoạch điện VII và cơ bản nhận được sự nhất trí, thống nhất các ý kiến của các bộ, ngành, UBND các tỉnh và các tập đoàn có liên quan. 

Đối với các địa phương phải triển khai nhiều nội dung cần ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra. Thanh tra Chính phủ đã phân công các đơn vị là Vụ I và Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra cùng trao đổi, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.

LS