• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thanh tra chuyên ngành ATTP cần thực tiễn hơn

(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế vừa tổng kết thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) cấp quận, cấp phường của TP. Hà Nội và TPHCM.

10/03/2017 16:32

Chương trình thí điểm được triển khai tại 10 quận, huyện và 20 xã, phường của TP. Hà Nội và TPHCM từ 15/11/2015 đến 15/11/2016.

Trong thời gian thí điểm, TP. Hà Nội đã xử lý vi phạm 786 cơ sở, phạt tiền 371 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 1 tỷ đồng.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung, lỗi vi phạm trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định; Giấy khám sức khỏe định kỳ, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, không bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, thực hành vệ sinh cá nhân…

Cũng trong thời gian này, TPHCM xử lý vi phạm 2.163 cơ sở, phạt tiền 923 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 4 tỷ đồng. Các lỗi vi phạm cụ thể là tỷ lệ mẫu thực phẩm không đạt về ATTP như tỷ lệ hàn the, vi sinh, phụ gia vượt ngưỡng...

Ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong thời gian thí điểm thanh kiểm tra, chỉ xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm tại TPHCM với 26 người mắc, không có tử vong, giảm hai vụ so với cùng kỳ năm 2015.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, kết quả thí điểm thanh, kiểm tra trong lĩnh vực ATTP có những điểm tốt nhưng muốn bền vững, hiệu quả hơn thì cần phải bàn luận hơn nữa, giữa liên Bộ Nông nghiệp, Công Thương, Y tế và các đơn vị quận, huyện, xã, phường về việc có tiếp tục thí điểm nữa không, thí điểm trong thời gian bao lâu hay ban hành Chỉ thị để thực thi để tránh lãng phí nhân lực nếu tiến hành thí điểm trên cả nước.

Thứ trưởng đề nghị, các địa phương cần phải có hoạt động thanh, kiểm tra thực tiễn hơn, không dừng lại ở việc kiểm tra thấy hết hạn giấy phép sản xuất kinh doanh thì báo cáo là xong.

"Các địa phương cần phải báo cáo lý do cụ thể về những nội dung kiểm tra như việc dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm; kiểm tra chất cấm; kiểm tra được số đơn vị cơ sở vi phạm vệ sinh Ecoli, tăng cường kiểm tra những nơi hay xảy ra ngộ độc, kiểm tra cơ sở sản xuất rượu để làm giảm tình trạng ngộ độc rượu, tác nhân gây ung thư... Tức là phải cần có những báo cáo thực tiễn để công tác thanh kiểm tra ATTP hiệu quả với xã hội”, Thứ trưởng nói.

Liên quan đến hoạt động này, Bộ Y tế đang đề xuất tiếp tục thí điểm chương trình thêm 1 năm tại 100% số quận (huyện, thị xã) và phường (xã, thị trấn) tại Hà Nội và TPHCM; triển khai thêm tại 3 thành phố là Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng. Hiện nay, cũng có thêm 3 tỉnh có văn bản đề nghị được thí điểm là Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai.

Thuý Hà