• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức dạy văn hoá trong các trường nghề, trường nghệ thuật

(Chinhphu.vn) - Sáng 29/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức dạy văn hoá trong các trường nghề, trường nghệ thuật; đưa giáo dục nghề nghiệp vào trường phổ thông.

30/07/2022 09:57
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức dạy văn hoá trong các trường nghề, trường nghệ thuật - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát lại các quy định liên quan đến dạy văn hoá trong trường nghề, trường nghệ thuật trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, người học được học tập suốt đời - Ảnh: VGP/Đình Nam

Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho biết mỗi năm hệ thống giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh được khoảng 350.000 học sinh vào học trình độ trung cấp, trong số đó có trên 80% số học sinh tốt nghiệp THCS và có nguyện vọng học và thi lấy bằng tốt nghiệp THPT.

Đến hết năm 2020, cả nước có 245/410 trường cao đẳng nghề, 380/444 trường trung cấp nghề có thực hiện tuyển sinh và đào tạo trình độ trung cấp cho các đối tượng tốt nghiệp THCS, trong đó có khoảng gần 400 trường có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu giảng dạy văn hóa THPT ngay tại trường theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, kể từ năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tổ chức dạy văn hoá, thi cấp bằng tốt nghiệp THPT theo hệ giáo dục thường xuyên.

Cụ thể, trong Công văn số 2672/BGDĐT-GDTX ngày 20/6/2019, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các sở GD&ĐT không cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT để dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT, gây nhiều khó khăn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhất là người học, làm mất đi các cơ hội học tập, dẫn đến không hấp dẫn, khó thu hút người học vào học nghề; công tác phân luồng học sinh sau THCS sẽ không đạt được mục tiêu.

Các mô hình kết hợp giữa đào tạo nghề với việc giảng dạy văn hóa THPT (ví dụ như mô hình trường cấp 3 nông nghiệp), đang là những mô hình rất sáng tạo hiện nay sẽ rất khó khăn trong triển khai nhân rộng trong phạm vi cả nước và nhân rộng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Cũng do quy định của Bộ GD&ĐT nên năm học 2022-2023 Sở GD&ĐT Hà Nội chưa được giao chỉ tiêu tuyển sinh cho Học viện Múa Việt Nam; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội; Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam vì chưa thực hiện đúng quy định của Luật Giáo dục về việc thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật, phải do các cơ sở giáo dục thường xuyên đảm nhiệm.

Các ý kiến tại cuộc họp cho rằng việc tổ chức dạy văn hoá trong các trường nghề, trường nghệ thuật không vướng luật mà chỉ do một số quy định chưa rõ, vì vậy, cần tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho học sinh, người học. Vấn đề dạy văn hoá trong các trường nghề hay dạy nghề nghiệp trong trường phổ thông rất cần sự linh hoạt để phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức dạy văn hoá trong các trường nghề, trường nghệ thuật - Ảnh 2.

Các ý kiến tại cuộc họp cũng cho rằng thời gian tới cần đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nông nghiệp, nông thôn trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông - Ảnh: VGP/Đình Nam

Cuộc họp cũng dành thời gian bàn hướng triển khai, giải pháp để việc dạy nghề trong các trường phổ thông thực sự hiệu quả, không dừng lại ở một số tiết học mang tính chất hướng nghiệp.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiêm túc rà soát lại nội dung Công văn số 2672/BGDĐT-GDTX trong trường hợp không phù hợp với các quy định của pháp luật thì phải huỷ bỏ.

Phó Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, các vướng mắc, giải pháp để tiến hành dạy văn hoá trong các trường nghề; đưa giáo dục nghề nghiệp vào trong các trường phổ thông theo đúng quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, người học được học tập suốt đời.

Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT bàn giải pháp đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nông nghiệp, nông thôn trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông.

Bộ VH-TT&DL, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện để việc tuyển sinh của các trường nghệ thuật được thực hiện bình thường như các năm trước./.