• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tháo gỡ nút thắt cơ chế, phát triển thị trường kết cấu hạ tầng

(Chinhphu.vn) - Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản (BĐS)".

19/11/2024 15:58
Tháo gỡ nút thắt cơ chế, phát triển thị trường kết cấu hạ tầng- Ảnh 1.

Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản (BĐS)" - Ảnh: VGP/HT

Để thể chế trở thành động lực tăng trưởng

Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cho biết, từ năm 2011, tại Đại hội XI, cải cách thể chế đã được Đảng ta xác định là một trong 3 đột phá chiến lược nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng: "Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn".

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 ban hành ngày 12/11 vừa qua cũng đã xác định "hoàn thiện thể chế là đột phá của đột phá" và đề ra nhiệm vụ phải "đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; khẩn trương tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh".

Đánh giá của Tổng Bí thư và Nghị quyết của Chính phủ về điểm nghẽn thể chế đã mang lại nhiều kỳ vọng với các nhà đầu tư, DN trong và ngoài nước - những người lâu nay từng chịu thiệt hại do nút thắt thể chế gây ra, làm mất đi cơ hội đầu tư kinh doanh, tốn kém các nguồn lực và giảm sút nhiệt huyết kinh doanh.

Nút thắt thể chế và tình trạng chậm trễ, thiếu nhất quán trong giải quyết các thủ tục đầu tư cũng đã làm giảm sức cạnh tranh của môi trường đầu tư của nước ta.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện thể chế. Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế - xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, DN số, xã hội số, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính...

Để thực hiện chức năng của Quốc hội là cơ quan lập pháp, soạn thảo và ban hành luật pháp với nội dung hoàn chỉnh đủ điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội. Theo đó, tăng cường vai trò của các Uỷ ban để kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chương trình xây dựng luật tại hai kỳ họp hàng năm; khi đã được chấp thuận thì lập kế hoạch tổ chức thực hiện các luật thuộc trách nhiệm từng Ủy ban...

Gỡ vướng cho những dự án "treo"

Ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: Thách thức lớn nhất của thị trường BĐS và của DN là những "dự án treo" chưa được giải quyết hoặc giải quyết còn chậm thì ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường và lòng tin của người mua nhà.

Về pháp lý, việc ban hành các Luật, Nghị định, Thông tư liên quan thị trường BĐS với những quy định chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tính an toàn, lành mạnh, bền vững cho thị trường BĐS và DN.

Điều này đòi hỏi có thời gian các DN điều chỉnh lại quản trị DN, xác định các chi phí, cơ cấu lại dòng tiền, các thủ tục đầu tư, kinh doanh BĐS… đặc biệt là DN vừa và nhỏ...

Một trong các nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu "tạo nhiệt" là tình trạng đầu cơ đất đai, đẩy giá nhà ở và phát sinh giao dịch BĐS thiếu minh bạch. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương có phương thức điều tiết thị trường, quản lý, giám sát chặt chẽ việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và đặc biệt là quản lý, giám sát, xử lý vi phạm của lực lượng môi giới BĐS … góp phần cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư và người mua khách quan quyết định lựa chọn sản phẩm để mua.

Vấn đề quy hoạch, giải phóng mặt bằng cũng là những vấn đề nan giải trong thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư dự án, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai của nhà đầu tư.

"Do đó, chúng tôi kiến nghị cần cắt giảm các thủ tục liên quan đến việc đầu tư xây dựng dự án và giảm thời gian giải quyết công việc", ông Nguyễn Văn Khôi nói.

Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEPC đánh giá: Hiện nay có nhiều quy định pháp luật của Việt Nam chưa được tháo gỡ, trong đó, có quy định có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến mỗi khi ra quyết định, phải tham khảo ý kiến khác của nhiều người. Ông Bruno Jaspaert dẫn ví dụ: DN không thể bán lại nước thải đã qua xử lý do thiếu hành lang pháp lý cần thiết, vì vậy buộc phải thải nước thải đã qua xử lý ra biển hay sông gần nhất.

"Hay câu chuyện dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Bình Định, mặc dù đã có Tập đoàn PNE đăng ký nghiên cứu, khảo sát đầu tư dự án sau khi nhiều NĐT mước ngoài khác rút lui, mặc dù địa phương tha thiết, Bộ Công thương ủng hộ, nhưng vưởng vì điện gió ngoài khơi nên dự kiến giai đoạn đầu chỉ có những Tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia việc này", ông Bruno Jaspaert nói. 

TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ TN&MT cho biết, ở Việt Nam điện gió ngoài khơi có tiềm năng tốt, nhất là vùng Nam Trung Bộ, do đó, việc đăng ký diện tích biển để khảo sát, đầu tư thực hiện đang "cháy chỗ". Tuy nhiên, hiện có vướng mắc là chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

TS Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Vấn đề không phải là nhiều luật mà làm sao nâng cao chất lượng văn bản pháp luật.

DN đóng trên một địa bàn chịu sự điều chỉnh của 23 loại văn bản. Tuy nhiên, hiện nay chưa có điều nào trực tiếp nói về tiêu chí chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, thế nào là chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Riêng về đầu tư hạ tầng, GS-TSKH Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho rằng: Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Một trong những vấn đề pháp lý rất quan trọng mà nhà đầu tư và DN dự án rất quan tâm, đó là họ có những quyền gì đối với công trình mà mình đã đầu tư tiền bạc và công sức để tạo nên.

Do đó, muốn phát huy được vai trò của pháp luật về PPP thì trong thời gian tới, Nhà nước không chỉ cần phải đầu tư thời gian và công sức vào hoạt động lập pháp, lập quy để hoàn thiện hệ thống pháp luật này mà còn phải chú trọng lắng nghe các chủ thể là đối tượng điều chỉnh.

"Cần phải lắng nghe các ý kiến các điểm nghẽn pháp lý mà họ đang gặp phải trong thực tiễn để nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp đúng đắn cho nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, để đầu tư theo phương thức PPP hấp dẫn trở lại nhất là trong lĩnh vực hạ tầng giao thông ở nước ta", ông Trần Chủng nhấn mạnh.

Anh Minh