• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thay đổi Chính phủ ở Romani là do nợ công

Ngày 8/2, Thủ tướng mới của Chính phủ Romani Mihai Razvan Ungureanu đã công bố danh sách Nội các mới, bản danh sách này được đưa ra 2 ngày sau khi Nội các của cựu Thủ tướng Emil Boc sụp đổ.

10/02/2012 17:59

Trước đó, ngày 6/2, Thủ tướng Romani, ông Emil Boc tuyên bố từ chức nhằm xoa dịu những căng thẳng kinh tế và xã hội trong nước. Sự sụp đổ của Chính phủ Rumania là hệ quả tất yếu sau nhiều tuần liên tiếp đất nước này chìm trong những cuộc biểu tình, nhằm phản đối các biện pháp khắc khổ do Chính phủ đề ra để cắt giảm ngân sách, thắt chặt chi tiêu công.

Như vậy, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu bùng nổ từ năm 2010 đã làm thay đổi một loạt chính phủ trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone): Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia.

Giờ đến lượt Chính phủ Romania, do nước này cũng không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nợ công.

Ông Emil Boc được bầu giữ chức Thủ tướng Romani năm 2008, trong bối cảnh nước này đang lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Tình trạng suy thoái này khiến đà tăng trưởng của nền kinh tế Romani suy giảm 7%, trong khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt nặng nề, không đủ tiền để trả lương và chế độ hưu trí cho người dân.

Để tránh nguy cơ vỡ nợ, năm 2009, Chính phủ của Thủ tướng Emil Boc buộc phải cầu cứu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu và Ngân hàng Thế giới (WB) trợ giúp 20 tỷ Euro (tương đương 26 tỷ USD). Đổi lại, Chính phủ Romania phải áp dụng các biện pháp khắc khổ trong việc thắt chặt chi tiêu công ích; cắt giảm 25% tiền lương của những người hưởng lương ngân sách, 15% tiền trợ cấp hưu trí cùng hàng chục nghìn việc làm của người lao động, tăng thuế doanh thu từ 19% lên 24%, hủy bỏ một loạt các chương trình phúc lợi xã hội.

Sau 2 năm “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm chi tiêu công, 22 triệu người dân Romania bắt đầu thấy rõ những tác động của chính sách khắc khổ mà chính phủ phải thực thi theo yêu cầu của các thể chế tài chính quốc tế. Nhiều người mất việc làm, hàng nghìn người lao động bị đẩy ra đường phố... khiến các phong trào biểu tình phản đối việc Chính phủ giảm lương, tăng thuế, của người dân bùng phát và ngày càng lan rộng.

Đầu tháng 1/2012, hưởng ứng làn sóng biểu tình do 3 chính đảng tham gia Liên minh Xã hội - Tự do phát động, hàng nghìn người tại thủ đô Bucares, liên tiếp xuống đường biểu tình phản đối việc Chính phủ cắt giảm các khoản chi ngân sách và một loạt chương trình phúc lợi xã hội. Họ cho rằng Chính phủ không quan tâm tới những khó khăn mà người dân đang phải đối mặt.

Theo các chuyên gia phân tích, đây là làn sóng phản đối các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” hà khắc. Các nhà phân tích cũng cho rằng, sự sụp đổ của chính quyền Emil Boc là điều đã được dự báo từ trước, vì chính quyền đã “quá tay” trong việc thực thi các biện pháp hà khắc đối với người dân vốn quen sống với mức phúc lợi xã hội cao./.