• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thay đổi nhận thức để bảo vệ tầng ozon

(Chinhphu.vn) – Kể từ khi phê chuẩn Nghị định thư Montreal tháng 4/1994, Việt Nam là 1 trong 60 quốc gia trên thế giới được Liên Hợp Quốc đánh giá thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng thời hạn, đầy đủ các cam kết quốc tế về loại trừ chất CFC, góp phần bảo vệ tầng ozon.

16/09/2009 17:00

 


 
Các khí CFC là thủ phạm gây suy giảm  tầng ozon.
 

Ngày 16/9, Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế về bảo vệ tầng ozon, đồng thời công bố chủ đề năm 2009 “Toàn cầu tham gia bảo vệ tầng ozon- Đoàn kết thế giới” do Liên Hợp Quốc phát động.

Theo lộ trình loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon của Nghị định thư Montreal (được ký ngày 16/9/1987), đến năm 2010, các nước đang phát triển phải ngừng hoàn toàn việc sử dụng chất CFC bằng chất thay thế là HCFC. Từ 2010-2030 thay việc sử dụng chất HCFC bằng chất HFC. Từ sau 2030 loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng chất HFC.

Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư Montreal năm 1994, đến nay sau 15 năm, chúng ta đã đạt nhiều thành quả trong việc loại trừ các chất CFC tại Việt Nam. Theo cam kết của Việt Nam, bắt đầu từ 1/1/2010, toàn bộ các chất thuộc nhóm CFC sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Kể từ khi phê chuẩn Nghị định thư Montreal, Chính phủ đã ban hành các chính sách và chỉ đạo mạnh mẽ các cơ quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), cơ quan Hải quan nghiêm chỉnh thực hiện đồng bộ các chính sách và biện pháp công nghệ nhằm kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ozon và cấm nhập khẩu các thiết bị có sử dụng chất CFC. 

Trong 15 năm qua, Quỹ hỗ trợ đa phương của Liên Hợp Quốc đã hỗ trợ Việt Nam 7,3 triệu USD giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có sử dụng chất CFC thay đổi công nghệ mới. 10 doanh nghiệp, 850 cửa hàng sửa chữa điện lạnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục Hải quan, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý dược đã nhận được sự hỗ trợ về công nghệ từ nguồn vốn này. 

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trách nhiệm của Bộ là sẽ phối hợp với Ngân hàng Thế giới thu thập các thông tin về lượng khí HCFC sử dụng ở Việt Nam, từ đó xây dựng các dự án để tìm kiếm tài trợ quốc tế hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ. 

Tuy nhiên, ông Đức cũng nhấn mạnh, để loại trừ hoàn toàn việc sử dụng chất HCFC tại Việt Nam, ngoài nỗ lực của Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp cũng cần thay đổi nhận thức. Doanh nghiệp không vì lợi nhuận trước mắt mà tiếp tục nhập các thiết bị làm lạnh cũ vẫn sử dụng khí CFC để sản xuất dù tiết kiệm 40-50% chi phí đầu tư thiết bị.

Các chất khí CFC, HCFC, HFC được sử dụng trong sản xuất các thiết bị làm lạnh. Những chất này đã "ăn mòn" tầng ozon - là lớp vỏ bảo vệ trái đất khỏi bức xạ tia cực tím từ mặt trời. Tầng ozon của trái đất đã có 1 lỗ hổng rất lớn tại Nam cực. Từ năm 1990, số người mắc bệnh ung thư da, mắc bệnh truyền nhiễm, đục thủy tinh thể đã tăng lên nhiều, đặc biệt là tại các quốc gia Nam bán cầu nơi gần lỗ hổng của tầng ozon. Ngoài ra, hệ sinh thái biển cũng bị suy giảm nghiêm trọng, các cơn mưa axit tăng lên. Các chất khí CFC, HCFC, HFC làm nhiệt độ trái đất nóng lên với cường độ cao hơn hàng nghìn lần khí cacbonic vốn vẫn được coi là nguyên nhân làm trái đất nóng lên, đẩy nhanh hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nguyệt Hà