• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thể chế quan điểm của Đảng và Hiến pháp về công tác thanh tra

(Chinhphu.vn) – Ngày ngày 1/4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

01/04/2022 17:06
Cần thiết sửa đổi Luật Thanh tra - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP

Thể chế quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về công tác thanh tra

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực nêu rõ Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Thanh tra đã phát huy tác dụng, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra, góp phần tăng cường quản lý nhà nước, giữ gìn kỷ cương, phát triển kinh tế- xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình mới trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 là cần thiết nhằm thể chế quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về công tác thanh tra, trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Ông Ngô Sách Thực khẳng định MTTQ Việt Nam rất quan tâm tới việc xây dựng dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) bởi dự án Luật này không chỉ giúp cơ quan Nhà nước hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cán bộ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mà còn góp phần giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu tập trung phản biện về những nội dung lớn của dự án luật liên quan đến vấn đề về kiểm soát quyền lực Nhà nước; mục đích thanh tra, chức năng nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, huyện cũng như các quy định về trình tự thủ tục thanh tra; việc phát huy vai trò của nhân dân, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động thanh tra; việc công khai kết luận thanh tra; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, tránh lạm quyền, gây khó khăn phiền hà cho tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Cần thiết sửa đổi Luật Thanh tra - Ảnh 2.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) vào ngày 1/4. Ảnh: VGP/Nguyên Hoàng

Góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Tiếp thu ý kiến của đại biểu tham dự hội nghị, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu nhấn mạnh hầu hết ý kiến đại biểu đều thống nhất cao sự cần thiết ban hành Luật thanh tra (sửa đổi). Việc sửa đổi lần này cần bảo đảm quan điểm thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Nhấn mạnh Luật Thanh tra hiện hành và dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) chưa đề cập đến vai trò, sự tham gia của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động thanh tra, ông Lê Tiến Châu cho biết Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy định rõ chức năng, hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Công tác thanh tra gắn liền với hoạt động của các cơ quan Nhà nước và có tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Do đó, cần lưu ý xác định vai trò, sự tham gia của MTTQ đối với công tác thanh tra, nhất là chức năng, hoạt động giám sát của Mặt trận trong công tác này.

Để  nâng cao hiệu quả thực hiện kết luận thanh tra, ông Lê Tiến Châu cho rằng cần quy định và xác định rõ trách nhiệm cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về hành chính, kinh tế, công tác quản lý; kiến nghị cụ thể giải pháp để sửa chữa, khắc phục sai phạm và thời hạn hoàn thành để đối tượng thanh tra xác định rõ trách nhiệm và tổ chức thực hiện đúng đắn, đầy đủ, kịp thời.

Ông Lê Tiến Châu đề nghị cơ quan chuyên môn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổng hợp, tiếp thu các ý kiến phát biểu và phản biện của đại biểu dự hội nghị để khẩn trương hoàn thiện văn bản phản biện xã hội về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thanh tra Chính phủ.

Nguyễn Hoàng