• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thế giới bị “nỗi lo Hy Lạp” ám ảnh

(Chinhphu.vn) – Trong tuần qua, “nỗi ám ảnh Hy Lạp” đã tác động tới hầu hết các hoạt động của châu Âu và thị trường thế giới: một số chính phủ chuẩn bị cho kịch bản Hy Lạp rời Eurozone, còn trên thị trường, giá cả hàng hóa sụt giảm.

26/05/2012 07:19

Trong bối cảnh nỗi lo Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang phủ bóng đen lên châu Âu, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU không chính thức, kết thúc ngày 23/5 ở Brussels, Bỉ, cam kết sẽ giữ Hy Lạp ở lại Eurozone, song bên lề cuộc họp vẫn có những sự chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã thảo luận kỹ lưỡng các diễn biến mới nhất trong Eurozone, đồng thời khẳng định lại cam kết bảo vệ sự ổn định và liên kết về tài chính trong khu vực này.

Bên lề hội nghị, lãnh đạo các nước thành viên EU đã được nhóm chuyên gia giúp việc các Bộ trưởng Tài chính Eurozone khuyến cáo chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp để đối phó với tình huống Hy Lạp xin ra khỏi Eurozone.

Theo các chuyên gia này, kịch bản Hy Lạp chấm dứt tư cách hội viên Câu lạc bộ đồng tiền chung châu Âu là một thách thức có thể xử lý được. Đây chỉ là kế hoạch khẩn cấp chứ không phải là thông điệp chính trị đối với Hy Lạp, mà là một "việc thông thường" cần phải làm.

Cuộc họp không chính thức này là cuộc họp lần thứ 13 của EU tập trung bàn về khủng hoảng kinh tế kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công hoành hành tại Eurozone, và là hội nghị thượng đỉnh EU đầu tiên mà trong đó Pháp và Đức đề xuất các giải pháp khác nhau.

Mặc dù sẽ không có một quyết định chính thức nào, hội nghị bất thường lần này của EU vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý vì nó là sự chuẩn bị về mặt chính trị, theo lời Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy, cho các quyết định lớn sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào cuối tháng 6 tới.

Sau hội nghị nói trên 1 ngày, ngày 24/5, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi khi phát biểu tại Đại học Sapienza ở Rome, Italia, cho rằng, EU đang ở trong “thời khắc nguy cấp của lịch sử”. Ông  Draghi kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải có biện pháp đột phá nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng trong khối này.

Liên quan đến những diễn biến ở châu Âu và Hy Lạp, nước Mỹ cũng đã bắt đầu chuẩn bị cho khả năng Hy Lạp ra khỏi Eurozone, do lo ngại rằng một yếu tố bất ngờ có thể xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các nhà chức trách Mỹ cũng đang hành động để ngăn ngừa rủi ro. Bộ Tài chính Mỹ đang tập trung vào tác động của khủng hoảng nợ ở châu Âu đối với các thiết chế tài chính của nước này. Nếu một ngân hàng Mỹ có vấn đề, Chính phủ sẽ can thiệp bằng cách rót tiền và sau đó bán cổ phần của ngân hàng này.

Trong một diễn biến khác, sau hai ngày thảo luận, ngày 24/5, vòng đàm phán giữa Iran và Nhóm P5 1 diễn ra tại thủ đô Baghdad của Iraq đã kết thúc mà không đạt được bước đột phá nào.

Tuy nhiên, hai bên nhất trí sẽ gặp lại nhau trong hai ngày 18-19/6 tới tại thủ đô Moscow của Nga.   

Bà Catherine Ashton, Trưởng đoàn đàm phán của Nhóm P5 1 là Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của EU cho biết, cả hai bên đều tỏ thiện chí muốn đạt được tiến bộ và trên thực tế đã có một số cơ sở chung. Tuy vẫn còn những khác biệt lớn, song hai bên đã nhất trí về sự cần thiết có thêm các cuộc thảo luận để mở rộng các cơ sở chung đó.

Vòng đàm phán giữa Iran và Nhóm P5 1 diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh châu Âu thỏa thuận từ ngày 1/7 tới sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran, trong đó có việc cấm các hoạt động giao dịch với các ngân hàng của Iran và ngừng toàn bộ việc nhập khẩu dầu mỏ từ quốc gia Hồi giáo này.

Về lĩnh vực kinh tế, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 23/5 đã đưa ra dự báo về kinh tế thế giới, trong đó cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2012 của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, một khu vực động lực của thế giới,  ở mức 7,6% (thấp hơn so với dự đoán là 7,8% hồi tháng 11/2011).

WB cho biết, mặc dù nền kinh tế các nước châu Á-Thái Bình Dương có những bước cải thiện so với các nước đang phát triển khác trên thế giới, tuy nhiên, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động ngoại thương trong khu vực này. Đặc biết, WB khuyến cáo các nền kinh tế khu vực cần giảm sự lệ thuộc vào xuất khẩu và tìm nguồn tăng trưởng mới./.

Nguyễn Chiến