• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thế giới phá kỷ lục đầu tư năng lượng xanh

(Chinhphu.vn) - Nghiên cứu chung của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Mạng chính sách năng lượng tái sinh cho thế kỷ 21 (REN21) về các xu hướng đầu tư vào năng lượng tái sinh năm 2012 công bố ngày 11/6 đã nêu bật xu hướng thế giới ngày càng tăng mạnh đầu tư và phát triển các nguồn năng lượng tái sinh.

12/06/2012 10:36

Ảnh minh họa

Mặc dù cạnh tranh giữa các nhà sản xuất năng lượng tái sinh ngày càng quyết liệt nhưng tổng đầu tư phát triển năng lượng và nhiên liệu tái sinh năm 2011 đã tăng 17%, đạt 257 tỷ USD, gấp 6 lần số liệu năm 2004 và cao hơn tới 94% so với năm 2007, một năm trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Tuy mức tăng 17% của năm 2011 thấp hơn nhiều so với mức tăng 37% của năm 2010 nhưng mức tăng của năm 2011 diễn ra vào thời điểm giá các thiết bị năng lượng tái sinh giảm mạnh và sức ép to lớn về giảm ngân sách ở các nước phát triển. Tổng đầu tư toàn cầu năm 2011 vào phát triển nguồn nhiên liệu hoá thạch đã giảm xuống còn 302 tỷ USD.

Nghiên cứu cũng cho biết đầu tư phát điện từ năng lượng Mặt Trời trong năm 2011 đã tăng 52% so với năm 2010 và đạt 147 tỷ USD, gấp gần 2 lần đầu tư phát triển năng lượng gió và đã trở thành kỹ thuật năng lượng được các nhà đầu tư lựa chọn  trong năm 2011.

Sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái sinh năm 2011, trừ thuỷ điện, đã chiếm tới 44% tổng sản lượng điện tăng thêm trên toàn cầu. Số liệu này năm 2010  chỉ là 34%.

Mặc dù ngành công nghiệp năng lượng tái sinh vẫn đứng trước nhiều thách thức nhưng  mức đầu tư phát triển các nguồn năng lượng này năm 2011 đã phá vỡ kỷ lục cũ và lập kỷ lục đầu tư mới. Nguồn năng lượng tái sinh đã cung cấp 16,7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu năm 2011 trong đó lượng sử dụng tăng mạnh trong các ngành điện, vận tải, sưởi ấm và làm lạnh.

Ngày 11/6, nghiên cứu “Triển vọng kỹ thuật năng lượng năm 2012 “ của  Cơ quan Năng lượng quốc tế  (IEA) đã dự báo thế giới cần tới 140 ngàn tỷ USD để chuyển năng lượng hiện nay sang năng lượng xanh ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.

Các công nghệ năng lượng tái sinh tiếp tục mở rộng ra nhiều thị trường mới  trong đó 50 nước tăng sản lượng năng lượng gió trong khi  năng lượng Mặt Trời tiếp tục mở rộng sang nhiều nước mới và khu vực mới.

Các thiết bị thu năng lượng Mặt Trời để đun nước nóng đã được sử dụng ở hơn 200 triệu hộ gia đình  cùng nhiều tòa nhà công sở và trung tâm thương mại trên toàn cầu.

7 nước dẫn đầu thế giới về sản lượng điện từ năng lượng tái sinh  là Mỹ, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Ấn Độ và Nhật Bản. Tổng sản lượng điện từ năng lượng tái sinh của 7 nước này chiếm tới 70% tổng sản lượng điện từ năng lượng tái sinh của cả thế giới. Tính đến đầu năm 2012, ít nhất 118 nước trong đó hơn 50% là các nước đang phát triển đã đặt mục tiêu tăng  mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh so với con số 96 nước năm 2010.

Nghiên cứu chung của UNEP và REN21 cho rằng nguyên nhân  thúc đẩy thế giới tăng mạnh đầu tư phát triển năng lượng tái sinh là  biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, nhu cầu khẩn cấp về điện của các khu vực đô thị và nông thôn ở các nước đang phát triển. Tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ của khu vực năng lượng tái sinh là nhân tố quan trọng hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển chuyển sang nền kinh tế xanh sử dụng hiệu quả năng lượng và ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Kim Chung