• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thể thao Việt Nam 2017: Không chỉ có SEA Games…

(Chinhphu.vn) - Sau một mùa thi đấu sôi động, Thể thao Việt Nam trong năm 2017 ngoài đấu trường chính vốn đã quá quen thuộc - SEA Games 29 tại Malaysia, còn tham gia một vài đấu trường khác với những thách thức vốn có.

02/01/2017 08:30
Áp lực TOP 3

Năm 1989, Thể thao Việt Nam chính thức trở lại đấu trường khu vực với SEA Games 15 tại Malaysia.

Giai đoạn hội nhập này mất tới 10 năm, kéo dài cho đến hết năm 1999 (SEA Games 20 Brunei) mà mục tiêu đơn thuần chỉ là nâng cao thành tích, vị thế thông qua việc tích lũy thành tích cao nhất-những tấm HCV.

Tới SEA Games 22 năm 2003, với lợi thế sân nhà và sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, Thể thao Việt Nam lần đầu tiên vươn lên xếp đầu bảng huy chương. Cũng kể từ đó, đoàn Thể thao Việt Nam luôn nằm trong TOP 3 của thể thao khu vực Đông Nam Á, một vị trí mặc nhiên được xem là "bắt buộc" nhằm khẳng định sức phát triển của mình.

SEA Games 29 năm 2017 tại Malaysia cũng không là ngoại lệ, chắc chắn mục tiêu của đoàn Việt Nam là phải... lọt TOP 3.

Thế nhưng, sân chơi số 1 của thể thao Đông Nam Á với những đặc điểm riêng trong công tác tổ chức và luôn tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa mục tiêu tưởng như là "đương nhiên" này của Thể thao Việt Nam.

Theo thông báo ban đầu từ Ban Tổ chức SEA Games 29 Malaysia, 11 đoàn thể thao quốc gia trong khu vực sẽ dự tranh 405 bộ huy chương của 38 môn thể thao với khẩu hiệu “Cùng nhau tỏa sáng - Rising Together”. Tuy nhiên, nhiều môn thế mạnh của Thể thao Việt Nam như: Vật, quyền Anh nữ, cử tạ nữ... sẽ không có mặt trong chương trình thi đấu chính thức.

Điều này có nghĩa là để đứng trong TOP 3, Thể thao Việt Nam vẫn cần phải nỗ lực chứ không hề là... chuyện đương nhiên!

Mục tiêu "kép"

Dồn sức quá nhiều chỉ để giành HCV và thứ hạng tại các kỳ SEA Games nhiều năm qua bị coi là sự bất cập lớn của thể thao nước nhà. Theo luồng ý kiến này, với những gì đã đạt được, cái đích thực sự của thể thao Việt Nam phải là châu lục, thế giới... chứ không thể chỉ “quanh quẩn ao làng".

Chiều ngược lại thì cho rằng, với tư cách thành viên của Hội đồng Thể thao Đông Nam Á, Việt Nam cần phải cử lực lượng mạnh nhất tới sân chơi khu vực và phải có được thứ hạng tốt nhất nhằm khẳng định vị thế của mình.

Dĩ nhiên, luồng ý kiến nào cũng có… cái lý của mình và cũng không khó để nhận ra, nếu dung hòa được 2 luồng ý kiến này, Thể thao Việt Nam sẽ có cách tiếp cận hợp lý, hiệu quả nhất với sân chơi quen thuộc này. Mục tiêu "kép" ra đời là thế -  giữ vững được thứ hạng, nhưng quá trình tham gia SEA Games còn được xem là bàn đạp để nâng tầm, hướng tới đấu trường châu lục, thế giới.

Ngoài SEA Games 29 (tháng 8/2017), trong năm 2017, Thể thao Việt Nam còn tham dự một số sân chơi đáng chú ý khác như: Vòng chung kết FIFA U20 World Cup tại Hàn Quốc (tháng 5); Đại hội Thể thao Sinh viên thế giới tại Đài Loan, Trung Quốc (tháng 8); Đại hội Thể thao trong nhà và võ thuật châu Á Turkmenistan... Tuy  nhiên, điều mới nhất là lần đầu tiên, Việt Nam góp mặt tại Đại hội Thể thao mùa Đông châu Á tổ chức ở  Sapporo, Nhật Bản (tháng 2).

Năm 2015 khi SEA Games 28 tổ chức tại Singapore, mục tiêu "kép" cũng được đặt ra và thành công của đoàn Thể thao Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn cho định hướng đó. Hơn 85% trong số 73 HCV đoàn Thể thao Việt Nam giành được để đứng thứ 3 toàn đoàn ở kỳ SEA Games này thuộc về các môn Olympic.

Thành phần của đoàn tham dự Đại hội cũng tinh lọc hơn với chỉ 392 người so với con số 500-700 trước đây. Đặc biệt là sự xuất hiện nhiều của các gương mặt trẻ tài năng đã tạo nên lứa kế tiếp cho sự phát triển của thể thao nước nhà, trong đó cả có thành công tại Olympic Rio 2016.

Mục tiêu "kép" này vẫn sẽ là thách thức với Thể thao Việt Nam năm 2017, bởi ngay phía trước đã là ASIAD Indonesia 2019 và Olympic Tokyo 2020.

Hoàng Hà