• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thêm góc nhìn khoa học về vấn đề bauxite Tây Nguyên

(Chinhphu.vn) – Để làm rõ hơn cơ sở khoa học của việc khai thác bauxite, sản xuất alumina tại Tây Nguyên, PGS.TS Đỗ Cảnh Dương, Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ đã gửi đến Cổng TTĐT Chính phủ bài viết phân tích sâu về quá trình khai thác bauxite, sản xuất alumine tại Tây Nguyên, tạo tiền đề phát triển ngành công nghiệp nhôm nước nhà.

21/05/2009 16:20

Quặng bauxite được thu gom trong quá trình san gạt mặt bằng khu công nghiệp Nhân Cơ - Ảnh: Chinhphu.vn

Nước ta có tiềm năng bauxite lớn, đứng trong số các nước có trữ lượng bauxite  hàng đầu thế giới. Quặng bauxite  có nguồn gốc phong hóa từ đá bazan, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Đak Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và Bắc Bình Phước. Theo dự báo cả nước khoảng 5,5 tỷ tấn quặng bauxite, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (khoảng 5,4 tỷ tấn).

Chất lượng quặng bauxite Tây Nguyên khá tốt

Bauxite Tây Nguyên thuộc loại gipxit, tuy hàm lượng oxít nhôm trung bình nhưng môđun silic cao nên có thể áp dụng phương pháp phổ biến, hiệu quả hiện nay là Bayer (Bayer process) ở nhiệt độ thấp và áp suất khí quyển để sản xuất alumina.

Hàm lượng Al2O3 trong bauxite nguyên khai ở Tây Nguyên qua quá trình tuyển rửa tăng lên đến 46-50%, sau đó được tinh chế bằng công nghệ thủy luyện, hòa tách khử silic, nung hydroxyt nhôm… để thu được sản phẩm alumina.

Các mẫu công nghệ lấy đại diện tại các mỏ ở Tây Nguyên do một số viện công nghệ trên thế giới nghiên cứu cho thấy hiệu suất hòa tách và hiệu suất thu hồi alumina trên toàn bộ có kết quả cao.

Alumina là sản phẩm thương mại có hàm lượng Al2O3 lớn hơn 98,62% (mịn, trắng, giống như bột mỳ). Với suất đầu tư để sản xuất alumina khá lớn (khoảng 1.000 USD/tấn) thì rõ ràng, sản phẩm không còn ở dạng thô,  mà là sản phẩm chế biến sâu từ quặng bauxite.

Hiện nay trên thế giới có 90% alumina được dùng để sản xuất nhôm kim loại, phần ít hơn được dùng cho các ngành công nghiệp khác như hóa chất nhôm, giấy, vật liệu chịu lửa, thủy tinh, gốm sứ…

Toàn cảnh Dự án bauxit Nhân Cơ-Đắk Nông - Ảnh: Chinhphu.vn

Nhôm là một trong những kim loại màu quan trọng nhất, được sử dụng nhiều chỉ đứng sau thép, thế giới ngày càng sử dụng nhiều nhôm cho các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt thay thế nhiều sản phẩm từ gỗ, góp phần làm giảm phá rừng. Trong thế kỷ 21 nhôm vẫn được đánh giá là vật liệu quan trọng hàng đầu.           

Về nguồn gốc tạo thành, bauxite có hai loại: phong hóa và trầm tích. Hai loại nguồn gốc này quyết định phân bố trữ lượng, do vậy trên thế giới, bauxite chỉ tập trung ở một số nước. Cụ thể, bauxite với thành phần khoáng vật chủ yếu là gipxit do phong hóa có ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Australia, một phần Trung Quốc, Brazil, Jamaica, Ấn Độ, Venezuela, Indonesia; Bauxite trầm tích dạng bơmit, diaspor có ở các nước Nga, Hy Lạp, Trung Quốc...

Nhu cầu alumina của thế giới rất lớn

Theo đánh giá năm 2008 của AOA VAMI RUSAL (Nga) , tài nguyên bauxite trên thế giới khoảng 75,2  tỷ tấn, trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 29,3 tỷ tấn. Các nước có tài nguyên bauxite cũng là các nhà khai thác hàng đầu thế giới với sản lượng khai thác năm 2007 khoảng 190 triệu tấn. Sản lượng alumin năm 2007 đạt 74,7 triệu tấn, tăng 6,9% so với năm 2006 và tăng 40,1% so với năm 2000.

Sản lượng alumina tăng nhanh do nhu cầu nhôm rất lớn, những nước đứng đầu về sản xuất alumina năm 2007 là Australia (18,987 triệu tấn), Trung Quốc (18,547 triệu tấn), sau đó đến các nước Mỹ La tinh.

Thị trường alumina trên thế giới phụ thuộc vào thị trường nhôm và biến động xảy ra đồng thời. Nhu cầu về nhôm tăng mạnh với sự mở rộng của các cơ sở sản xuất nhôm ở Trung Quốc dẫn đến sự thiếu hụt rất lớn về alumina ở trên thế giới làm cho giá cả gia tăng. Hiện nay chưa có vật liệu có thể thay thế được nhôm, do vậy nhu cầu về nhôm trên thế giới sẽ tăng không ngừng.

Dưới góc độ trữ lượng, chất lượng tài nguyên bauxite của nước ta cũng như nhu cầu và thị trường nhôm, alumina trên thế giới, có thể khẳng định rằng Việt Nam có đủ các điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxite, sản xuất alumina tại Tây Nguyên.

PGS.TS Đỗ Cảnh Dương

>> Kỳ 2: Phân tích công nghệ sản xuất alumina, xử lý bùn đỏ và điện phân nhôm

Tin, bài liên quan:

Khai thác bauxite: Động lực cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế Đắk Nông

Khai thác bauxite: Tạo nghề nghiệp ổn định cho người dân Tây Nguyên

Hạn chế tối đa ảnh hưởng của bùn đỏ và sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm trong sản xuất alumina

Khai thác bauxite, 1 trong 4 nguồn lực tự nhiên để Đắk Nông phát triển

Khảo sát thực địa, môi trường dự án bauxite Nhân Cơ, Đắk Nông

Đảm bảo phương án môi trường tốt nhất cho dự án bauxite Tây Nguyên 

Kỳ 4: Khai thác tiềm năng bauxite Tây Nguyên: Bài học về chuẩn bị những dự án lớn

Kỳ 3: Khai thác tiềm năng bauxite Tây Nguyên: Áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về khai thác bauxite

Kỳ 2: Khai thác bauxite Tây Nguyên: Đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

Kỳ 1: Đánh thức tiềm năng bauxite để phục vụ phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên

Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025

Chủ trương phát triển công nghiệp khai thác Bauxite Tây Nguyên là đúng đắn, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, đảm bảo môi trường