Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bộ Tài chính cho biết thêm, nhiều địa phương có tỷ lệ triển khai đạt cao như: Bắc Ninh đạt 97%, Thanh Hóa đạt 95%, Yên Bái đạt 87%, Quảng Nam đạt 79%, Bà Rịa – Vũng Tàu đạt 76%, Đăk Lăk đạt 75%, Quãng Ngãi đạt 74%, Hà Nội đạt 71%,...
Về giải pháp thực hiện trong thời gian tới, Bộ Tài chính khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế địa phương quyết liệt triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ, trong đó tập trung một số giải pháp.
Cụ thể là tiếp tục giao nhiệm vụ; chỉ tiêu đến từng lãnh đạo Phòng, Chi cục Thuế và từng công chức quản lý. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách quy định pháp luật về HĐĐT tới từng doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu để các đơn vị hiểu rõ, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và cam kết phát hành HĐĐT sau từng lần bán hàng theo quy định; tham mưu UBND thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn về tình hình chấp hành quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ; xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện quy định về phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 1/12/2023.
Bộ Tài chính sẽ tổ chức chia sẻ kinh nghiệm của các địa phương thực hiện có kết quả cao để các địa phương khác nghiên cứu, hướng dẫn doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu tại địa phương triển khai thực hiện; có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị phối hợp triển khai ngay các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu lập HĐĐT từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định.
Anh Minh