• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thêm một con voọc chà vá chân nâu được thả về rừng

Ngày 4/4, một con voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) cân nặng 12kg đã được thả về rừng tự nhiên của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên – Huế). Đây là cá thể voọc thứ hai được Khu bảo tồn cứu hộ và đem trở lại rừng xanh kể từ tháng 8/2010. Điều đáng mừng là chú voọc này đã an toàn về với bầy đàn của mình trong tình trạng sức khỏe tốt.

06/04/2011 14:53

Ngày 4/4, một con voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) cân nặng 12kg đã được thả về rừng tự nhiên của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên – Huế). Đây là cá thể voọc thứ hai được Khu bảo tồn cứu hộ và đem trở lại rừng xanh kể từ tháng 8/2010. Điều đáng mừng là chú voọc này đã an toàn về với bầy đàn của mình trong tình trạng sức khỏe tốt.

Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền vốn là “ngôi nhà chung” của nhiều loài linh trưởng đặc hữu, trong đó không thể không kể đến loài voọc chà vá chân nâu.

Theo ghi nhận của Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế, khoảng năm 2008 – 2009, trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã tồn tại một đàn voọc chà vá chân nâu đông đúc, lên tới trên 50 cá thể. Song, những năm gần đây, nạn săn bẫy và những nhiễu loạn về môi trường sống đã tác động tới các loài vật này và gây suy giảm số lượng loài một cách đáng kể.

Con voọc được thả vào rừng lần này là do người dân bắt được khi đi làm rẫy và tự nguyện giao nộp cho kiểm lâm dưới sự vận động của chính quyền địa phương. Điều này đã chứng tỏ sự hợp tác hiệu quả giữa Ban quản lý Khu bảo tồn, chính quyền địa phương vùng đệm và người dân trên địa bàn huyện nhằm bảo tồn quần thể các loài thú quý hiếm nói trên.

Theo CN&TN