• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thi đánh giá năng lực: Ít người dự cũng phải chấp nhận

(Chinhphu.vn) – Nếu ít thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thì cũng phải chấp nhận, vì đổi mới phải đi từ ít đến nhiều.

15/03/2015 11:55
Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: VGP
Đây là ý kiến của ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi nói về kỳ thi đánh giá năng lực do trường này tổ chức.

Hoàn thiện bộ đề và quy trình chính thức

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 vào tháng 5 tới đây, chiều 14/3, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi thử ở điểm trường THPT Đại Từ (huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Các học sinh tại đây đã làm bài thi trong vòng 195 phút tại phòng máy tính với các giám thị trông thi là giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ lý do chọn trường THPT Đại Từ làm điểm thi thử, Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn nói: "Chúng tôi chọn THPT Đại Từ vì đây là địa bàn có các thí sinh tập trung ở nhiều khu vực gồm thị xã, thị trấn, nông thôn, miền núi, đối tượng rất đa dạng. Học sinh ở khu vực 1 miền núi nên khả năng làm bài của các em sẽ cho trường những thông tin để hoàn thiện bộ đề và quy trình chính thức, phục vụ cho đợt thi sắp tới".

Còn thầy Trần Văn Hưng, Hiệu trưởng trường THPT Đại Từ thì cho hay: "Chúng tôi đã tổ chức thăm dò học sinh về phương án thi của ĐHQGHN. Các em rất hứng thú bởi vì với học sinh, không có kỳ thi nào không có áp lực. Nhưng thi như thế này thì áp lực thi đã được giải toả vì chỉ thi một hôm, thi xong biết điểm ngay, không sợ gian lận hay chấm điểm thiếu khách quan. Hơn nữa kỳ thi lại diễn ra vào tháng 5, trước kỳ thi THPT Quốc gia nên các em đều xem đó là một cơ hội tốt".

Trường đã chọn 60 thí sinh tham gia thi thử trong phòng máy là những em có nguyện vọng thi đại học và xét tuyển vào các trường đại học ở địa bàn Hà Nội. Theo thầy Hưng, trường không chọn những thí sinh giỏi nhất mà học sinh chỉ cần đảm bảo có học lực từ trung bình trở lên, ở tất cả các ban A, B, C, D... đều có thể tham gia thi thử.

Nói về đề thi trắc nghiệm, ông Sơn chia sẻ “chúng tôi đã có phương án ứng phó. Đề thi được tổ hợp ngẫu nhiên nhưng theo ma trận đề thi chứ không phải lộn xộn”.

Thí sinh sẽ lựa chọn trong 140 ô, mỗi ô 100 câu đã được chuẩn hoá. Trong quá trình thi thì có neo đề và cân bằng độ khó, mỗi thí sinh rút ra một đề, không có chuyện đoán mò.

“Ví dụ đề thi Toán có 15 câu thí sinh phải làm tự luận, phải tính toán chứ không phải trắc nghiệm hoàn toàn. Đề thi đã được chuẩn hoá và cân bằng độ khó”, ông Sơn cho hay.

Không gây áp lực

Em Phạm Phương Mai (lớp 12A14) cho biết sau khi vào phòng thi, thí sinh được giám thị giới thiệu cách hoàn tất thông tin thí sinh và hướng dẫn cách làm bài. Màn hình máy tính cũng hiển thị những dòng hướng dẫn rất tỉ mỉ để thí sinh làm theo. Sau khi lựa chọn đề nhóm khoa học xã hội, em tập trung làm bài.

"Đề có các câu hỏi từ dễ đến khó, phong phú dạng bài ở tất cả các môn, có nhiều câu hỏi tích hợp đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức vào thực tế", Mai nhận xét và cho biết không hề bị áp lực khi làm bài thi.

Các em học sinh hào hứng với kỳ thi của ĐHQGHN. Ảnh: VGP

Cho rằng cách thức thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN không gây nhiều áp lực cho học sinh, kết quả cũng được biết ngay sau kỳ thi, không phải đắn đo về tính công bằng trong thi cử nên nhiều em khẳng định sắp tới sẽ đăng ký dự kỳ thi này.

Tỏ ra khá hài lòng với kết quả của bản thân, em Trần Xuân Hảo (lớp 12A15) cho biết đề thi có 50 câu trắc nghiệm khá dễ, chỉ cần làm vài bước là ra kết quả. Sự tích hợp giữa các môn cũng được thể hiện qua các câu hỏi.

"Hiện nay các trường cấp 3 đều học Tin học nên chúng em không gặp khó khăn gì trong quá trình làm bài. Một số bạn bị lỗi kỹ thuật cũng kịp thời được khắc phục”, Hảo chia sẻ.

Để đảm bảo quá trình thi không bị gián đoạn do lỗi kỹ thuật, ông Nguyễn Kim Sơn khẳng định “Chất lượng máy tính ở các địa phương không như nhau nên ĐHQGHN đã chuẩn bị đội ngũ kỹ thuật để rà soát từng máy, trong quá trình làm bài mà máy tính có trục trặc thì sẽ xử lý ngay. Nếu máy lỗi có thể chuyển sang máy dự phòng, hoặc chuyển sang thi ở ca sau đó”.

Về khả năng có thể rất ít thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi đánh giá năng lực, PGS Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Chúng tôi cũng đã tính đến khả năng này. Một là rất ít, hai là rất nhiều. Nếu rất ít thì thông tin mà ĐHQGHN truyền tải đến với thí sinh chưa nhiều, ngược lại với quá trình thông tin giải đáp đầy đủ sẽ có không ít thí sinh dự thi”.

Nếu ít thì cũng phải chấp nhận, vì đổi mới ban đầu đi từ chỗ ít đến nhiều. Điều đó là bình thường của công cuộc đổi mới, động chạm đến tương lai các cháu nên sự thận trọng của xã hội là đương nhiên. Nhưng tôi tin có nhiều phụ huynh, học sinh sẽ ủng hộ nhà trường.

Theo quy định của ĐHQGHN, người đã học hết chương trình THPT trong năm 2015, người đã tốt nghiệp THPT, người đã tốt nghiệp trung cấp đều có thể đăng ký dự thi. Phiếu đăng ký dự thi được đăng tải trên website của Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, mục “Đăng ký trực tuyến”.

Nguyệt Hà