• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thi tại chỗ để du học Nga

(Chinhphu.vn) - Mới đây, Bộ Giáo dục và Khoa học LB Nga đã đệ trình dự án luật mà theo đó các sinh viên ngoại quốc có thể ghi danh và tham gia thi tuyển vào các trường đại học của Nga ngay tại chính quê hương của họ.

10/07/2013 06:36

Ảnh: Ria Novosti

Bộ Giáo dục và Khoa học cùng Bộ Ngoại giao sẽ là 2 bộ chủ chốt tham gia vào dự án này. Quy trình và thủ tục cụ thể sẽ được công bố rộng rãi trước mùa thu năm nay để các cơ quan hữu quan cũng như các tổ chức xã hội cùng thảo luận và góp ý, báo Izvestia cho biết.

Nôi dung cụ thể của dự án là các sinh viên nước ngoài muốn được nhập học miễn phí và có học bổng (do ngân sách của nhà nước Nga tài trợ) vào các trường đại học của Nga có thể nộp đơn tham gia thi tuyển theo nguyện vọng và theo các trình tự cụ thể. Sau đó họ sẽ được bố trí thi tuyển tại các Trung tâm văn hóa Nga đặt tại chính các nước của các sinh viên có nguyện vọng.

Kế hoạch đặt ra là bằng tiền của ngân sách, hàng năm sẽ thu hút được khoảng 150.000 sinh viên nước ngoài vào nhập học ở các trường đại học của Nga.

Hiện nay, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Khoa học có khoảng 250.000 lưu học sinh từ 150 nước trên thế giới đang theo học tại 750 trường đại học, chiếm 2,3% trên tổng số sinh viên tại Nga. Mục tiêu đặt ra, tỷ lệ này sẽ tăng lên đến năm 2015 thành 6% và 10% đến năm 2018. Hiện nay trong tổng số 250.000 lưu học sinh nước ngoài chỉ có khoảng 40.000 người được hưởng chế độ học bổng từ ngân sách của nhà nước Nga.

Nhưng để dự án trở thành hiện thực sẽ còn rất nhiều việc phải làm, như triển khai việc công nhận kết quả học tập và bằng tốt nghiệp của các trường phổ thông của các nước sẽ ký kết hiệp định đào tạo với Nga, quy định và tổ chức việc nộp đơn cũng như thi tuyển tại các nước đó...

Ngoài ra, như lời của Phó chủ tịch Ủy ban giáo dục của Quốc hội (Đuma) LB Nga Elena Arshinova, để tạo ra sức hấp dẫn của nền giáo dục Nga (như Tổng thống V.Putin đã nói) cần phải cải thiện hơn nữa cơ vật chất của các trường, giảng dạy ngoại ngữ song song với tiếng Nga, đổi mới chương trình đào tạo để tạo được sự so sánh bằng cấp của các trường đại học Nga với bằng cấp của các trường đại học có đẳng cấp trên thế giới.

 Phạm Hoàng