• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co phiên đầu tuần

(Chinhphu.vn) - Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối giằng co trong phiên giao dịch đầu tuần (21/4). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index suy yếu 0,2% về mốc 2.172 điểm.

22/04/2025 11:51

Với 6/7 mặt hàng đồng loạt giảm giá, thị trường nông sản đã gây chú ý trong có phiên giao dịch hôm qua. Bên cạnh đó, nhóm kim loại phân hóa rõ nét trong bối cảnh cung - cầu diễn biến trái chiều.

Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co phiên đầu tuần- Ảnh 1.

Giá đậu tương đóng cửa đảo chiều

Theo ghi nhận của MXV, giá đậu tương ghi nhận mức giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn trong phiên giao dịch đầu tuần. Thị trường không giữ được đà tăng trong đầu phiên, khi giá nhanh chóng quay đầu suy yếu theo xu hướng chung của các mặt hàng nông sản.

Yếu tố thời tiết tại Mỹ không có tác động đáng kể đến thị trường. Mưa lớn cuối tuần qua tại Texas, Oklahoma và Missouri đã cải thiện độ ẩm đất tại các khu vực khô hạn, hỗ trợ tiến độ gieo trồng tại khu vực Midwest. Mặc dù một số khu vực có thể bị trì hoãn do mưa, thị trường vẫn đánh giá đây là rủi ro ngắn hạn và chưa gây lo ngại vào thời điểm hiện tại.

Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co phiên đầu tuần- Ảnh 2.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 2,44 triệu tấn đậu tương Mỹ trong tháng 3, tăng 12% so với cùng kỳ và nâng tổng nhập khẩu quý I lên 11,6 triệu tấn, cao hơn 62% so với năm trước.

Mặc dù vậy, các chuyên gia dự báo đậu tương Brazil sẽ chiếm lĩnh thị trường trong các tháng tới khi mùa thu hoạch tại nước này bước vào cao điểm. Bên cạnh đó, sản lượng đậu tương nội địa Trung Quốc cũng dự kiến tăng 2,5% trong năm nay, cho thấy xu hướng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu trong dài hạn. Đây là yếu tố đã góp phần gây sức ép lên giá.

Trong khi đó, một số thông tin thương mại tích cực đã xuất hiện nhưng chưa đủ lực để đảo chiều thị trường. Trong đó có việc Mỹ và Ấn Độ đạt được một thỏa thuận thương mại song phương và đề xuất thu phí tàu Trung Quốc theo Điều 301 được sửa đổi theo hướng loại trừ hàng nông sản, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động xuất khẩu đậu tương. Nhật Bản cũng được cho là đang cân nhắc tăng nhập khẩu đậu tương từ Mỹ, nhưng chưa có chi tiết cụ thể.

Tương tự đậu tương, hai mặt hàng thành phẩm là khô đậu và dầu đậu đều đồng loại suy yếu. Giá dầu đậu tương giảm nhẹ không đáng kể 0,1%, cho thấy phe bán đã quay trở lại thị trường sau 5 phiên tăng liên tiếp. Sự thiếu rõ ràng về chính sách hỗ trợ nhiên liệu sinh học tại Mỹ tiếp tục làm suy yếu kỳ vọng tiêu thụ dầu đậu tương của nước này, khiến giá chịu áp lực.

Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co phiên đầu tuần- Ảnh 3.

Thị trường kim loại diễn biến trái chiều

Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến xu hướng phân hóa rõ nét trên thị trường kim loại. Trên thị trường kim loại quý, giá bạc đóng cửa nhích nhẹ 0,16% lên mức 32,52 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim quay đầu suy yếu 1,01% xuống còn 967,1 USD/ounce. Nhu cầu phòng vệ tài chính từ các nhà đầu tư đã kéo dòng tiền đổ về thị trường kim loại quý, trong đó có bạc trong phiên giao dịch ngày hôm qua. 

Ở chiều ngược lại, giá bạch kim chịu sức ép khi triển vọng tiêu thụ ô tô tại Mỹ trở nên kém tích cực hơn, qua đó có thể làm giảm nhu cầu đối với bạch kim trong lĩnh vực sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác của ô tô. Theo Cloud Theory, một tổ chức theo dõi giá xe tại Mỹ, giá xe mới tại đây đã tăng vượt mốc 50.000 USD và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Giá xe tăng mạnh khiến người tiêu dùng thận trọng hơn trong quyết định mua sắm. Trong khi đó, kể từ tháng 2, nhiều hãng xe và đại lý đã chủ động cắt giảm các chương trình ưu đãi và khuyến mại, làm suy yếu sức mua trên thị trường ô tô.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX đảo chiều giảm 0,22%, lùi về mức 10.424USD/tấn. Trong khi, quặng sắt tiếp tục đi lên thêm 1,91%, đạt 99,36 USD/tấn.

Giá đồng đang chịu áp lực giảm khi nguồn cung tại Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 3. Ở một diễn biến khác, quặng sắt mở rộng đà tăng nhờ số liệu xuất khẩu thép tích cực tại Trung Quốc.