• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

'Dòng chảy mới' cho nông nghiệp Xanh

(Chinhphu.vn) - Với tham vọng phát triển thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam tiến gần hơn và bắt kịp với xu hướng của thế giới trong việc tham gia mua bán, trao đổi, chuyển nhượng lượng khí thải hay thương mại tín chỉ giảm phát thải. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon là rất lớn. Thị trường tín chỉ carbon được ví như mang đến nguồn nước mát, 'dòng chảy', cơ hội mới cho sự phát triển nông nghiệp xanh.

14/02/2024 15:10
'Dòng chảy mới' cho nông nghiệp Xanh- Ảnh 1.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã có những trao đổi xung quanh lĩnh vực tiềm năng này.

Là người trực tiếp tham gia xây dựng cơ chế phát triển tín chỉ carbon trong ngành lâm nghiệp, ông nhìn nhận thế nào về cơ hội của ngành khi tham gia thị trường này?

Ông Trần Quang Bảo: Đầu tiên, có thể khẳng định rằng, hiện nay việc phát triển thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam là phù hợp. Điều này sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn và bắt kịp với xu hướng của thế giới trong việc tham gia mua bán, trao đổi, chuyển nhượng lượng khí thải hay thương mại tín chỉ giảm phát thải. Với lĩnh vực lâm nghiệp, việc tham gia thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp có thêm nguồn lực cho công tác bảo vệ, phát triển rừng.

Theo thống kê, diện tích rừng hiện có của cả nước là 14,79 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng hiện nay đạt 42,02%. Theo báo cáo của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO) về đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu, trong khi diện tích rừng trên thế giới suy giảm mạnh, diện tích rừng trồng thấp, Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới có diện tích rừng tăng cao nhất, có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới. Trong giai đoạn tới, theo định hướng của Bộ NN&PTNT, ngành lâm nghiệp sẽ tiếp tục tham mưu, kiến nghị các giải pháp để xã hội hóa thu hút các nguồn lực tham gia trồng rừng bởi dư địa phát triển vẫn còn rất lớn. Đây chính là tiềm năng rất to lớn để Việt Nam tham gia thị trường tín chỉ carbon.

Lâm nghiệp là lĩnh vực đang phát thải âm và được các chuyên gia đánh giá là có nhiều tiềm năng để thực hiện trao đổi, chuyển nhượng hay thương mại hóa tín chỉ carbon rừng với các đối tác trong và ngoài nước. Chính vì vậy, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon có nhiều tác động tích cực đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Được biết, Việt Nam đang trên hành trình hình thành thị trường tín chỉ carbon. Theo ông, lợi ích của thị trường tín chỉ carbon đối với phát triển và bảo vệ rừng ở Việt Nam như thế nào?

Ông Trần Quang Bảo: Khi tín chỉ carbon rừng được giao dịch trên thị trường carbon thì các chủ rừng, những người đang trực tiếp giữ rừng sẽ có thêm nguồn thu nhập từ công sức bảo vệ rừng của mình, góp phần cải thiện đời sống, tạo thêm động lực để họ tiếp tục giữ rừng, bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, tích cực hơn. Bên cạnh đó, họ còn được nâng cao nhận thức về giá trị của rừng và ngày càng có trách nhiệm hơn với công tác bảo vệ rừng, dần dần hình thành tư duy sản xuất, quản trị rừng chuyên nghiệp hơn, từ bỏ dần thói quen xâm hại rừng.

Với tiềm năng thương mại tín chỉ carbon rừng lớn, thị trường tín chỉ carbon được hình thành sẽ giúp bổ sung thêm nguồn tài chính phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng hệ sinh thái rừng, giúp làm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp. Khi có cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp sẽ được tăng cường năng lực về quản trị rừng bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp Việt Nam bền vững.

Bên cạnh đó, thương mại tín chỉ carbon rừng trên thị trường carbon còn là cơ hội tốt để có thêm nguồn lực góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh gắn với phát triển bền vững và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết "đưa mức phải thải ròng về 0 vào năm 2050" của Việt Nam tại COP26.

'Dòng chảy mới' cho nông nghiệp Xanh- Ảnh 5.

Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của Việt Nam đạt 42,02% - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Thỏa thuận đầu tiên của Việt Nam về tín chỉ carbon với Ngân hàng Thế giới (WB) đã có kết quả khi Việt Nam nhận được số tiền 51,5 triệu USD (tương đương gần 1.200 tỷ đồng). Nguồn lợi này sẽ được chi trả theo nguyên tắc nào, thưa ông?

Ông Trần Quang Bảo: Theo Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) đã ký giữa Việt Nam (Bộ NN&PTNT) và Ngân hàng Thế giới đối với 6 tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024, Việt Nam chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới với tổng giá trị là 51,5 triệu USD, tương ứng 1.200 tỷ đồng.

Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền từ WB và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc sáu tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong số 6 tỉnh này, Nghệ An là tỉnh được giải ngân hơn 282 tỷ đồng, tiếp đến là Quảng Bình với hơn 235 tỷ đồng, Thanh Hóa 162 tỷ đồng, Hà Tĩnh 122 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 107 tỷ đồng và Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng.

Điều quan trọng hơn, việc chuyển nhượng tín chỉ carbon của Việt Nam được WB đánh giá rất cao. Từ câu chuyện của Việt Nam, WB mong muốn chia sẻ, lan tỏa đến các nước trên thế giới.

Để góp phần thúc đẩy việc sớm hình thành thị trường carbon cũng như việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng, về phía Cục Lâm nghiệp có kiến nghị gì không, thưa ông?

Ông Trần Quang Bảo: Đầu tiên là cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cụ thể, rõ ràng cho việc triển khai, vận hành trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng; mà hiện nay Bộ NN&PTNT đã xây dựng, tham mưu nội dung về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng trong dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 156 và đang trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Chúng tôi hy vọng sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018 được ban hành, cùng với kết quả thí điểm ban đầu về thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ sẽ tạo ra hành lang pháp lý, cơ sở quan trọng để triển khai thành công dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng trên cả nước. Đây sẽ là tiền đề cơ bản giúp nhanh chóng kết nối, thích ứng khi sàn giao dịch tín chỉ carbon được vận hành chính thức vào năm 2028.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư đo đạc và kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp; đang thực hiện đo đạc tính toán lượng tín chỉ carbon rừng có thể trao đổi chuyển nhượng được cho từng địa phương, sau khi đã trừ đi mức đóng góp quốc gia tự nguyện theo từng lĩnh vực. Bộ Tài chính, Bộ TN&MT đang hoàn thiện đề án thành lập thị trường carbon trong nước.

Tiếp theo là cần đẩy mạnh tổ chức đào tạo tập huấn, truyền thông, nâng cao nhận thức, năng lực cho các cán bộ trung ương, địa phương, các chủ rừng về carbon rừng, thị trường giao dịch tín chỉ carbon rừng.

Thứ ba là cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến chỉ tiêu về carbon rừng, hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định và công nhận kết quả giảm phát thải đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn nội địa và quốc tế. Và thứ tư là tranh thủ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các đối tác để thúc đẩy phát triển thị trường carbon.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Hương (thực hiện)