• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thị trường trái phiếu chính phủ lớn mạnh hỗ trợ các mục tiêu quan trọng của đất nước

(Chinhphu.vn) - Trong những năm qua thị trường trái phiếu Việt Nam, nòng cốt là thị trường trái phiếu chính phủ đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển của Chính phủ, các ngân hàng chính sách và chính quyền địa phương, là hình thức đầu tư an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.

05/12/2024 19:17
Thị trường trái phiếu chính phủ lớn mạnh hỗ trợ các mục tiêu quan trọng của đất nước- Ảnh 1.

Hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) - Ảnh: VGP/HT

Chiều ngày 5/12, Bộ Tài chính tổ chức "Hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP)" nhằm đánh giá kết quả đạt được trong 15 năm hoạt động thị trường và định hướng phát triển tới năm 2030.

Phát triển cả chiều rộng và sâu

Theo đại diện Bộ Tài chính: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường vốn, trong những năm qua thị trường trái phiếu Việt Nam, nòng cốt là thị trường TPCP đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển của Chính phủ, các ngân hàng chính sách và chính quyền địa phương, là hình thức đầu tư an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư. Sau khi thị trường TPCP chuyên biệt được chính thức khai trương đi vào hoạt động năm 2009, Bộ Tài chính đã tập trung các giải pháp hoàn thiện đồng bộ khung pháp lý và phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp để xây dựng thị trường trái phiếu phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Khung khổ pháp lý cho thị trường TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương liên tục được đổi mới hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ, các ngân hàng chính sách và chính quyền địa phương huy động vốn.

Trên cơ sở Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành, khung pháp lý về TPCP được ban hành đồng bộ theo hướng: chuẩn hóa quy trình phát hành, lịch biểu phát hành, phương thức gọi thầu, công thức tính giá, thực hiện nghiệp vụ phát hành bổ sung, mở lại theo thông lệ quốc tế; hình thành hệ thống nhà tạo lập thị trường đóng vai trò tạo thanh khoản trên thị trường sơ cấp và trên thị trường thứ cấp; phát triển các sản phẩm TPCP với đầy đủ các kỳ hạn chuẩn, các sản phẩm có kỳ trả lãi linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; rút ngắn thời gian từ phát hành đến thanh toán, niêm yết và giao dịch trái phiếu; triển khai các giải pháp thúc đẩy thị trường thứ cấp; phát triển các sản phẩm phái sinh trên TPCP để đa dạng hóa kênh đầu tư cho nhà đầu tư.

Công tác huy động vốn TPCP đã góp phần tái cơ cấu hình thức vay của Chính phủ, trong điều kiện thị trường thuận lợi, Kho bạc Nhà nước đã tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên, qua đó kéo dài kỳ hạn còn lại của danh mục nợ TPCP lên 9,05 năm thời điểm tháng 11/2024. Đồng thời, lãi suất phát hành liên tục giảm (từ mức 6-8% trước năm 2014 xuống 2-4% hiện nay). Những kết quả đạt được của thị trường TPCP và tái cơ cấu lại danh mục nợ Chính phủ đã góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia, được S&P và Fitch xếp hạng ở mức BB+.

Nhà đầu tư dài hạn tích cực đầu tư TPCP, tỷ lệ nắm giữ có xu hướng ngày càng tăng: tại thời điểm cuối quý 3/2024, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của các tổ chức tài chính phi ngân hàng dài hạn là 60,5% (tăng khoảng 40% so với năm 2009). Hệ thống các nhà tạo lập thị trường đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thanh khoản trên thị trường sơ cấp và thứ cấp TPCP.

Cơ sở hạ tầng thông tin về đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán chứng khoán đã được Sở Giao dịch Chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán nâng cấp qua từng giai đoạn, bảo đảm cho thị trường giao dịch hoạt động an toàn, rút ngắn thời gian từ khi phát hành đến khi giao dịch là 2 ngày. Từ năm 2017, việc thanh toán TPCP đã được chuyển từ NHTM sang NHNN, đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán như thông lệ quốc tế.

Định hướng giải pháp phát triển thị trường TPCP Việt Nam

Bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết: Chiến lược tài chính và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đặt mục tiêu dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 58% GDP. Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 cũng như triển khai các công trình trọng điểm quốc gia, nhu cầu huy động vốn trong giai đoạn tới là rất lớn.

Với chủ trương phát huy nội lực để phát triển kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới, đặt ra yêu cầu phải phát triển thị trường TPCP cả về quy mô, tính thanh khoản và chủ động hội nhập với thị trường quốc tế.

Theo đó, các giải pháp tiếp tục tập trung thực hiện gồm: Phát triển thị trường TPCP làm nòng cốt để phát triển thị trường trái phiếu, đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2025-2030. Đối với thị trường sơ cấp TPCP, phát hành đều đặn các sản phẩm trái phiếu gắn với tái cơ cấu danh mục nợ TPCP theo hướng bền vững...

Bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân hàng, Bộ Tài chính phân tích: Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2025 là 6,5-7%, thậm chí có thể cao hơn để tạo nền tảng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Để đạt các mục tiêu phát triển vào năm 2030 và năm 2045 thì phải đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong những thập kỷ tới.

Trong khi đó, nguồn vốn TPCP có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư công. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam hơn 1,7 triệu tỷ đồng

Dự kiến hoàn thành cơ bản trong 10 năm, đòi hỏi mỗi năm cần huy động 170 nghìn tỷ đồng. Do đó, về lý thuyết, nhu cầu huy động vốn nói chung dự kiến tăng từ 500-600 nghìn tỷ đồng/năm hiện nay lên 700-800 nghìn tỷ đồng/năm trong thời gian tới, phụ thuộc vào tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Tài chính sẽ triển khai các chính sách huy động vốn từ trong và ngoài nước, tập trung vào TPCP (TPCP), kênh huy động chủ yếu chiếm 75-82% nguồn vốn ngân sách.

Điều đó đòi hỏi thị trường TPCP sẽ tiếp tục được phát triển cả về quy mô và chiều sâu để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và thu hút nhà đầu tư. Định hướng đến năm 2025, KBNN sẽ công bố hạn mức phát hành tối đa, đồng thời gắn việc huy động vốn với tiến độ giải ngân và nhu cầu sử dụng vốn; cải thiện tính chủ động trong việc ra thị trường huy động vốn. 

KBNN và các cơ quan liên quan cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu, đảm bảo cân đối nhu cầu và nguồn vốn.

"Cần có sự chủ động và linh hoạt hơn trong huy động vốn, đồng thời gắn kết chặt chẽ với tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công để đạt được hiệu quả cao nhất", bà Phan Thị Thu Hiền nhấn mạnh.

Ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch UBCKNN khẳng định: Đường cong lợi suất chuẩn là công cụ quan trọng trong thị trường tài chính, được sử dụng để dự đoán xu hướng lãi suất và hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, để tính toán chuẩn, cần có dữ liệu đầu vào chính xác hơn, cơ cấu phát hành trái phiếu cần đa dạng hơn.

Về phía NHNN, theo bà Nguyễn Linh Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), Bộ Tài chính đã phối hợp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phát triển thị trường tài chính. NHNN duy trì lãi suất liên ngân hàng ở mức hợp lý, hỗ trợ tính thanh khoản.

Trong tương lai, cần tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều hành thị trường tài chính, thị trường trái phiếu. Phát triển đồng bộ các cấu phần của thị trường tài chính như thị trường phái sinh, thị trường tiền tệ, ngoại hối để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường TPCP và thêm kênh đầu tư cho các nhà đầu tư trên thị trường; tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế, kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút tham gia vào thị trường Việt Nam.

"Việc ngành tài chính nỗ lực cải thiện cải thiện tính minh bạch bằng cách hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế giúp Việt Nam nâng cao mức tín nhiệm, từ đó tạo điều kiện phát hành trái phiếu thuận lợi hơn", bà Nguyễn Linh Phương nói.

Chuyên gia WB đánh giá : Thị trường TPCP Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên, quy mô thị trường này, khoảng 100 tỷ USD, vẫn nhỏ so với tiềm năng. Chuyên gia WB , góp ý, để phát triển thị trường mạnh hơn, Việt Nam cần cải thiện cơ chế định giá trái phiếu, đảm bảo giá cả trên thị trường sơ cấp (đấu thầu) và thứ cấp nhất quán hơn; mở rộng kỳ hạn trái phiếu, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các kỳ hạn dài (10-30 năm); sử dụng thị trường TPCP như một kênh tham chiếu giá đáng tin cậy để hỗ trợ định giá tài sản trên toàn thị trường tài chính. Điều này không chỉ giúp nâng hạng TTCK mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp và chính phủ huy động vốn hiệu quả hơn.

Huy Thắng